Chủ thể giao kết hợp đồnglao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 28 - 30)

Cũng giống như mọi hợp đồng khác, để hợp đồng lao động có giá trị pháp lý, các bên khi tham gia vào giao kết phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Đối với ngƣời lao động

Bộ luật Lao động 2012 qui định “người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động” (khoản 1 Điều 3).

Như vậy, người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động. Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng người đó có quyền làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những nghĩa vụ lao động, năng lực pháp luật lao động chỉ xuất hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong thực tế để có năng lực pháp luật lao động công dân phải có khả năng lao động. Ở Việt Nam căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội vào tâm sinh lý của con người mà pháp luật quy

định năng lực pháp luật khi họ từ đủ 15 tuổi trở lên, Bộ luật lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động…”. Khả năng lao động là một thuộc tính gắn liền với mỗi người, còn năng lực hành vi lao động của mỗi người không phải là thuộc tính tự nhiên mà dựa trên quy định của pháp luật. Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng của công dân bằng chính hành vi của mình tham gia trực tiếp vào một quan hệ pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi của người lao động. “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nhưng phải đến đủ 15 tuổi thì cái quyền lao động ấy mới có khả năng thực hiện” [26, tr. 19]. Người lao động trong nhiều trường hợp thuộc đối tượng có hành vi lao động không đầy đủ như người chưa đủ 15 tuổi. Theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH (11/6/2013) của Bộ Lao động-thương binh-xã hội thì danh mục công việc được sử dụng lao động dưới 15 tuổi, loại quan hệ pháp luật này chỉ được thực hiện hạn chế trong một số nghề và công việc theo quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu đồng ý. Còn một số người bị hạn chế năng lực pháp luật lao động như các trường hợp cấm làm một số nghề, cấm giữ một số chức vụ và người mất trí là người không có năng lực hành vi lao động.

Đối với ngƣời sử dụng lao động

Bộ luật Lao động 2012 qui định “người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khoản 2 Điều 3).

Nhìn chung người sử dụng lao động là người phải có tư cách pháp nhân. Đối với tổ chức cá nhân không có đủ tư cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện thuê mướn sử dụng lao động theo quy định của pháp luật như: phải có giấy phép sản xuất kinh doanh, có trụ sở hoặc nơi cư trú hợp pháp, có

khả năng trả công cho người lao động, đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động nơi làm việc…Là cá nhân hoặc pháp nhân được phép sử dụng lao động (căn cứ vào các văn bản quy định chung hoặc riêng biệt) và phải có điều kiện đảm bảo cho quá trình sử dụng lao động (quyền kinh doanh, cung ứng dịch vụ có thể đảm bảo về tiền công, tiền lương…). Những quy định chủ yếu về chủ thể người sử dụng lao động trong giao kết hợp đồng lao động, nói chung về hình thức là tương đối rõ ràng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)