Hình thức giao kết hợp đồnglao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 30 - 31)

“Hình thức hợp đồng lao động là cách thức (cái vỏ vật chất) chứa đựng các điều khoản đã thỏa thuận” [9, tr. 192]. Theo qui định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Điểm mới của Bộ luật Lao động 2012 là không buộc các bên phải tuân theo mẫu hợp đồng lao động do nhà nước ban hành như trong Bộ luật Lao động 1994. Về mặc pháp lý, việc giao kết hợp đồng lao động theo một mẫu nhất định là không cần thiết vì pháp luật đã qui định các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, mẫu hợp đồng lao động do Bộ Lao động –Thương binh và xã hội ấn hành có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của người lao động, là bên yếu thế trong quan hệ lao động và tạo điều kiện để các bên tuân thủ pháp luật trong giao kết hợp đồng lao động.

Riêng đối với quan hệ lao động giúp việc gia đình thì quy định về hình thức của hợp đồng có một sự thay đổi lớn trong Bộ luật Lao động 2012. Nếu như trước đây, trong hầu hết các quan hệ lao động của người lao động giúp việc gia đình, pháp luật cho phép các bên giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, thì nay Khoản 1, Điều 180 Bộ luật Lao động 2012 qui định “mọi trường

hợp giao kết hợp đồng lao động với người lao động giúp việc gia đình đều phải bằng văn bản”. Qui định mới này là phù hợp, xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh loại quan hệ lao động này trên thực tế. Đây là loại quan hệ lao động được xác lập đơn lẻ tại gia đình nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất khó kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)