Về chủ thể giao kết hợp đồnglao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 45 - 47)

- Nghĩa vụ giao kết hợp đồnglao động

2.2.1. Về chủ thể giao kết hợp đồnglao động

Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng rất ít khi trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Họ thường ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động. Việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Thực tiễn áp dụng quy định này phát sinh vấn đề là người sử dụng lao động thường ủy quyền cho một số đối tượng nhất định để thay mặt cho mình giao kết hợp đồng lao động. Vấn đề

này pháp luật chưa có quy định cụ thể, chính vì vậy dẫn đến nhiều cách hiểu và thực hiện khác nhau trong các doanh nghiệp. Thực tế một số doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng cho thấy người được người sử dụng lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chủ yếu là Phó giám đốc, Trưởng phòng nhân sự. Nhưng người sử dụng lao động cũng có thể ủy quyền cho một số người lao động bấc kỳ trong doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động. Mặt khác, cũng có trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền cho người bên ngoài doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động. Ví dụ, người sử dụng lao động có thể ủy quyền cho bạn bè giao kết hợp đồng lao động và người này không hề có quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Do pháp luật chưa có quy định rõ ràng nên trong quá trình thực hiện việc người sử dụng lao động có thể ủy quyền cho bấc cứ ai giao kết hợp đồng lao động nên sẽ tạo ra hậu quả pháp lý khác nhau. Bên cạnh đó thì còn vấn đề đặt ra là hình thức của việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chưa được quy định bằng văn bảng, bằng miệng, nhưng thực tế ở các doanh nghiệp cho thấy người sử dụng lao động thường ủy quyền cho cấp dưới hoặc một người lao động trong doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động.

Trong khi đó Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động và hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể về vấn đề này. Qua đó dễ dàng nhận thấy được quy định mới trong Bộ luật Lao động 2012 vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể coi là phù hợp với thực tiễn trong quá trình thực hiện. Vì người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng có thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với từng người lao động được. Thực tế, đối với những doanh nghiệp có chi nhánh ở nhiều nơi (tỉnh) trong cả nước thì việc một tổng giám đốc phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động thuộc các chi nhánh ở các địa phương khác là vấn đề khó thực hiện. Xét cho cùng, Bộ luật Lao

động 2012 cần có văn bản hướng dẫn thi hành một cách chi tiết hơn vấn đề này để các doanh nghiệp có cách hiểu và làm đúng quy định trong giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền được quy định của nhà nước có thể lấy làm căn cứ pháp luật để xác định tính hợp pháp của hợp đồng lao động về chủ thể khi có sự ủy quyền.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)