- Nghĩa vụ giao kết hợp đồnglao động
3.2.2. Cần hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trƣờng lao động Mô ̣t là , tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho
doanh nghiệp ở Đà Nẵng.
Hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu suất lao động tăng, thu nhập của công nhân ổn định, doanh nghiệp phát triển bền vững. Chất
lượng nguồn nhân lực là lợi thế so sánh hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức tầm quan trọng cuả nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp, Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đào tạo nguồn nhăn lực cho doanh nghiệp và bồi dưỡng xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%). Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:
- Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định.
- Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tư hàng năm 3 - 4
tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ;
- Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng: người nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, người sau cai nghiện ma túy… để có nghề và tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Hàng năm bố trí từ 2 đến 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ dạy nghề (riêng đối với người nghèo thì hỗ trợ tiền ăn và đi lại trong thời gian học nghề theo quy định hiện hành);
- Đầu tư hỗ trợ các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả tại các địa phương. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt hỗ trợ không hoàn lại một số mô hình trọng điểm; dự kiến khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm (Đầu tư các mô hình cụ thể có dự án đầu tư, có cơ cấu nguồn vốn đầu tư cụ thể: vốn vay, vốn tự có, vốn hỗ trợ của nhà nước…).
- Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ lành nghề của mình qua đào tạo, đào tạo lại. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở mỗi doanh nghiệp. doanh nghiệp muốn phát triển tốt, cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực.
- Tạo mọi điều kiện nâng cao hiệu quả đào tạo Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Qua thực tế cho thấy doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò chủ yếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mở các lớp đào tạo, hỗ trợ cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động ở các doanh nghiệp có thêm cơ hội học tập, công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cần thực hiện một cách bài bản.
Hai là, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Thành phố đã ban hành nhiều đề án, chương trình liên kết giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là chương trình thành phố “3 có”, được giao cho một số ngành thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động. Để thực hiện đề án này hàng loạt các đề án nhánh được ban hành như quyết định ban hành chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đề án đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm; đề án tổ chức chợ việc làm định kỳ được tổ chức năm 2006 đến nay và đã trở thành sàn giao dịch hàng tháng, góp phần giải quyết việc làm hàng năm hơn 30 ngàn lao động; đề án tổ chức hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động được triển khai nhằm ghi chép thông tin cung, cầu của người lao động và người sử dụng lao động từ các địa phương, doanh nghiệp..; đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả, hàng năm đào tạo miễn phí cho hơn 3 ngàn lao động.... các thành phần kinh tế của thành phố tham gia và “giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố xuống còn 4,5%”[35, tr. 6] .
Công tác dạy nghề được khôi phục và phát triển từ năm 1998, lúc ban đầu chỉ có 10 cơ sở, nay tăng lên 59 cơ sở dạy nghề, các cơ sở dạy nghề từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng phục vụ phát triển công nghiệp hiện đại và hội nhập, chất lượng đào tạo đã từng bước được nâng cao. Hàng năm đã dạy nghề cho khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn học sinh, bình quân năm sau tăng hơn năm trước khoản 20%, trên 84% học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thành phố đến nay lên 39%.
việc làm bình quân cho 33.000 - 34.000 lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,15%.” [35, tr. 6]. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 35 ngàn lao động; đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 51% .
Ba là, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động.
Tổ chức điều tra, xây dựng và hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu về cung lao động. Hoàn thiện bản đồ lao động và số hóa bản đồ này để thông tin trên mạng internet và phục vụ công tác quản lý trên toàn thành phố.
Hàng năm, điều tra thông tin cơ sở dữ liệu về cầu lao động theo tiêu chí điều tra cầu lao động đối với doanh nghiệp và người lao động;
Tổ chức công tác dự báo về thị trường lao động định kỳ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để định hướng phát triển và có chính sách phát triển thị trường lao động theo hướng tích cực.
Bốn là, nâng cao hiệu quả các dịch vụ việc làm và tuyên truyền nâng cao nhận thức.
“Nâng cao năng lực công tác dịch vụ việc làm; có đủ năng lực và điều kiện tư vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm” [35, tr.9].
“Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phiên chợ việc làm định kỳ; tiến tới tổ chức sàn giao dịch định kỳ mỗi tuần 1 lần, tổ chức chợ di động ít nhất 3 lần/năm; giải quyết việc làm tại chợ việc làm cho ít nhất 20 - 25% tổng số lao động được giải quyết việc làm” [35, Tr. 9].
Phát huy vai trò của Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng; gắn kết, phối hợp cung cấp thông tin, dự báo cung - cầu lao động để có giải pháp cho công tác giải quyết việc làm của thành phố.
Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trường lao động.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động qua thực tiễn ở thành phố Đà