Giới thiệu về tình hình lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 39 - 45)

- Nghĩa vụ giao kết hợp đồnglao động

2.1. Giới thiệu về tình hình lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng

DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Giới thiệu về tình hình lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%.

Bảng 2.1. Dự báo cầu lao động tăng thêm do phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động

Năm Tổng số

Chia theo nhóm ngành

Nông nghiệp CN - XD Thương mại – Dịch vụ 2013 19.822 - 155 6.482 13.495 2014 21.305 - 189 6.451 15.043 2015 22.808 - 239 6.358 16.689

Hiện nay thành phố Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động. Có thể thấy, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, “diện tích hơn 1.576 ha, hiện nay thu hút trên 350 dự án trong và ngoài nước tại các khu công nghiệp” [22, tr. 8]. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng tính đến nay là 10.042 doanh nghiệp. Có gần 494.617 lao động, lao động tăng thêm 19.882 người, tỷ lệ thất nghiệp 4,92% [18].

Dân số thành phố Đà Nẵng hiện nay là 989.330 người (tính đến tháng 12/2012) trong đó lực lượng lao động chiếm 515.018 người lao động có việc làm 489.681 người [3, tr. 24]

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vào các doanh nghiệp phản ánh trình độ người lao động ở Đà Nẵng còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề. Đây là rào cản không chỉ trong việc đẩy mạnh, thu hút đầu tư vào Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề cho người lao động là vấn đề rất cần thiết.

“Trên lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, ngành đã tham mưu thành phố ban hành nhiều đề án, chương trình liên kết giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là chương trình thành phố “3 có”, ngành được giao thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động, để thực hiện đề án này hàng loạt các đề án nhánh được ban hành như quyết định ban hành chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đề án đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm; đề án tổ chức hội chợ việc làm định kỳ được tổ chức năm 2006 đến nay và đã trở thành sàn giao dịch hàng tháng, góp phần giải quyết việc làm hàng năm hơn 30 ngàn lao động; đề án tổ chức hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động được triển khai nhằm ghi chép thông tin cung, cầu của người lao động và người sử dụng lao động từ các địa phương, doanh nghiệp..; đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối

với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả, hàng năm đào tạo miễn phí cho hơn 3 ngàn lao động; thông qua chương trình xuất khẩu lao động đã đưa hơn 7 ngàn lao động đi làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.... các thành phần kinh tế của thành phố tham gia và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố xuống còn 4,75%.

Vì vậy công tác dạy nghề được khôi phục và phát triển từ năm 1998, lúc ban đầu chỉ có 10 cơ sở, nay tăng lên 59 cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng phục vụ phát triển công nghiệp hiện đại và hội nhập, chất lượng đào tạo đã từng bước được nâng cao.“Hàng năm đã dạy nghề cho khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn học sinh, bình quân năm sau tăng hơn năm trước khoản 20%, trên 84% học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thành phố đến nay lên 39%”. [11, tr. 3]

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội (tháng 8/2012), đ/c Nguyễn Thị Thanh Hưng đã báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2012 và nêu lên một số vấn đề nổi cộm, đặc trưng của thành phố hiện nay là tình lao động nhập cư chiếm gần 42% tổng số lao động tại thành phố Đà Nẵng, nhất là trong các khu công nghiệp. Phần lớn trong số họ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 29% có chứng chỉ nghề nên cần phải có chính sách đào tạo lại cho họ. Qua buổi làm việc Đoàn đã đánh giá cao tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2012. Nhất là trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, công tác an sinh xã hội, thành phố đã có nhiều chính sách đột phá, đi đầu, giữ vững được tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người

tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước.

Mặc dù đào tạo nghề phát triển giúp cho Đà Nẵng giải quyết được hành chục nghìn việc làm mới mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước, góp phần chuyển dịch số lượng lao động lớn lao động ở khu vực lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Với mục tiêu cụ thể của Ngành thương binh – Lao động và xã hội Đà Nẵng trong năm tới là: tập trung giải quyết việc làm cho 3,2-3,4 vạn lao động/ năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,5% [35, tr.1]. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 35 ngàn lao động; “đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 51%” [22, tr. 43]. Đặc biệt đối với lao động chất lượng cao trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng ngày cần nhiều nên dẫn đến hiện tượng “cung” chưa đáp ứng “cầu”. Hiện nay một số doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất cần tuyển thêm hàng trăm lao động kỹ thuật, nhưng rất khó tuyển hoặc việc đào tạo nghề chưa cung cấp đủ cho các doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác đào tạo chưa bắt kịp với sự phát triển của các doanh nghiệp. Tỷ lệ đào tạo lao động được đào tạo dài hạn, trung cấp, cao đẳng nghề hàng năm ở địa phương chiếm khoảng hơn 15% tổng số lao động được đào tạo; trong khi đó lực lượng lao động đào tạo ngắn hạn, chuyển giao công nghệ lại chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến trình độ kỹ năng chuyên sâu của phần lớn lao động chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp. Hiện nay tâm lý một số trong độ tuổi lao động trẻ lại thích theo học đại học, điều này chứng tỏ muốn là “thầy”, trong khi đó các doanh nghiệp cần “thợ” nhiều hơn. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo nghề không tuyển học sinh theo chỉ tiêu, đào tạo mất cân đối ngành nghề….

Trong giai đoạn 2012 -2015, thành phố Đà Nẵng phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa

bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước; đảm bảo tốc độ GDP bình quân tăng 13,5 – 14,5%, đến năm 2015 GDP tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010; tạo nền tảng để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố xác định năm hướng đột phá chiến lược phấn đấu tạo một bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế; trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư thuận tiện; nâng cao tiềm lực kinh tế - xã hội một cách vững chắc; tạo thêm chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách ổn định, bình quân giải quyết việc làm 30.000 lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,15%. Từ mục tiêu đó, để giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả và ổn định thì cần có chính sách cụ thể với lộ trình nhất định về giải quyết việc làm và những giải pháp thiết thực có tính khả thi cao.

Bảng 2.2. Kết quả dự báo có thể tính cho các năm

Chỉ tiêu đến năm 2014 2015 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế (người) 515.922 538.730 Lao động tăng thêm (người) 21.305 22.808 Lao động được giải quyết việc làm (người) 33.800 34.000 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,30 4,15

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) [35, tr.5] Để thực hiện mục tiêu này đề án của thành phố Đà Nẵng nói rõ: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%); giải quyết việc làm cho 132.000 - 136.000 lao động [35, tr.7].

Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:

- Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định. Trước mắt, thành phố xúc tiến đầu tư Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng ở địa điểm mới, đủ điều kiện để phát triển thành trường chuẩn khu vực và quốc tế. Tác động và tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư mạnh cho Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo được chức năng kiểm định nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Đà Nẵng và khu vực ven biển miền Trung;

- Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án đầu tư hàng năm 3 - 4 tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Đẩy mạnh hệ thống thông tin thị trường lao động từ tổ dân phố đến thành phố; phát triển và tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động sàn giao dịch, kết nối cung cầu lao động làm cho chủ sử dụng lao động và người tìm việc mỗi ngày xích lại gần nhau hơn. Nhất là khi Trung tâm giới thiệu việc làm Miền Trung đi vào hoạt động;

- Tiếp tục hoàn thiện việc qui hoạch các Trung tâm giới thiệu việc làm. Đặc biệt sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm vùng; Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ về lao động, tiền lương và Bảo hiểm xã hội tạo hành lang thông thoáng giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động mất việc làm, thiếu việc làm trong các doanh nghiệp. Tăng cường công tác Bảo hộ lao động,

an toàn lao động. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý chương trình, điều tra lao động việc làm...

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm; Chi đào tạo cán bộ giải quyết việc làm, chi phục vụ giám sát đánh giá chương trình, phát triển thị trường lao động, thu thập và xử lý thông tin cung cầu lao động… Đề nghị thành phố tăng cường kinh phí về chính sách hỗ trợ đối với các Lao động trong việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và cho việc mở rộng điều tra thực trạng việc làm, thất nghiệp, quản lý chương trình...

- Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với việc làm và chương trình phát triển kinh tế của thành phố; tập trung đào tạo nghề trình độ cao, ở những lĩnh vực quan trọng của thành phố, nhằm đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý, đáp ứng được sự phát triển của thành phố và khu vực trong điều kiện hội nhập.

- Sớm hoàn thiện và công bố qui hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, nhằm định hướng cho sự phát triển cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo và là cơ sở để các cấp có chính sách đầu tư hàng năm thích hợp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)