3 4 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 72)

- Kiểm tra khảo sát học sinh qua các trò chơi của phần mềm

2. 3 4 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh

bài kiểm máy tính

Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức không thường xuyên và rất ít. Chỉ có hình thức dạy học máy tính qua các phần mềm hình ảnh của học sinh và đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra trên máy tính là được đánh giá cao nhất, sau đó đến tổ chức các hoạt động bằng giáo án điện tử còn khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học còn rất hạn chế.

Qua khảo sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy được thanh tra có báo trước. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng ở mức rất thấp. Trang thiết bị hiện đại đã đầu tư như máy tính, máy chiếu đa năng có giờ trống, không được khai thác hàng ngày rất cao (chủ yếu là không sử dụng).

2. 3. 4 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh sinh

Ứng dụng CNTT có thể cho phép giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Việc ứng dụng đó phải nâng cao giá trị học tập, tăng cường tính tích cực tự giác, chủ động, sang tạo của người học, nâng

cao hiệu quả tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở người học.

Chính vì vậy mà theo tôi, nhận thức của chính học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc thành công của hoạt động này. Việc nâng cao nhận thức cho học sinh cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Muốn vậy, chúng ta phải năm được tình hình nhận thức của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để có những tác động phù hợp nâng cao nhận thức cho các em. Để tìm hiểu điều này, tôi đã điều tra một số học sinh và sử dụng câu hỏi: “Theo bạn, trong việc dạy và học hiện nay ở trường THCS, việc ứng dụng CNTT có vai trò như thế nào?”. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Nhận thức của học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

TT Mức độ 1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Ít cần thiết 4 Không cần thiết Tổng cộng Kết quả có 173/300 học sinh chiếm 57.7% học sinh được hỏi cho rằng

việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết, có 99/300 học sinh chiếm 33% học sinh được hỏi cho là cần thiết. Đây là những con số tương đối cao thể hiện rằng các em học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hầu hết đã nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy và học ở nhà trường mà trước hết là đối với hoạt động học tập của các em. Khi chúng tôi tham khảo ý kiến của các em, nhiều học sinh nói rằng, sở dĩ chúng em thấy nó là cần thiết bởi vì bây giờ là thời đại của CNTT, cái gì cũng cần đến máy tính nên em nghĩ nó là cần thiết trong cả dạy học nữa. Một số em khác cho ý kiến rằng: “Trường em đã phát

56

động phong trào đưa CNTT vào sử dụng trong dạy học thì em nghĩ chắc chắn nó phải có vai trò chứ?”. Còn một số em thì nói: “Em thấy có một số tiết dạy có ứng dụng CNTT của một số thầy cô làm cho bọn em đỡ căng thẳng hơn và cảm thấy thích thú hơn, dễ tiếp thu bài hơn, nhớ lâu hơn, tiết học sinh động”. Đây là lý do chúng tôi mong chờ nhưng tiếc thay là chỉ “một số” tiết dạy của “một số” thầy cô mà thôi.

Như vậy, chúng ta thấy rằng hầu hết các em học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết, nó phản ánh sự mong chờ của các em đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều em chúng tôi thấy còn rất mơ hồ. Muốn cũng cố và nâng cao nhận thức của các em để các em thực sự có hứng thú đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT thì phải có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này ngay trong chính nhà trường.

Bên cạnh những học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học thì một bộ phận học sinh cũng chưa nhận thức được vai trò của việc ứng dụng này. Có 16/300 học sinh chiếm 5.3% số học sinh được điều tra cho rằng ít cần thiết, 12/300 học sinh chiếm 4.0% số học sinh được hỏi khẳng định là không cần thiết. Điều này nói lên rằng các em chưa thực sự thấy được hiệu quả từ những tiết học có ứng dụng CNTT đối với hứng thú học tập, đối với hiệu quả tiếp thu bài học của các em. Thực trạng này có liên quan đến động cơ, hứng thú học tập của riêng bản thân các em nhưng cũng phải kể đến việc ứng dụng của thầy cô giáo nữa. Chúng ta phải đặt ra câu hỏi là làm thế nào để nâng cao nhận thức của các em về vai trò của việc ứng dụng CNTT để giúp các em có hứng thú hơn đối với những tiết dạy có ứng dụng CNTT.

không cần thiết chiếm tổng cộng 9.3% nhiều hơn số giáo viên lựa chọn những phương án này là 1.3%, nhưng chúng tôi thấy không có sự khác biệt nào đáng kể trong nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Như vậy, hầu hết giáo viên cũng như học sinh của các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không chỉ học sinh mà cả giáo viên, những người đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa nhận thức được một cách đầy đủ, đúng đắn vai trò của việc ứng dụng này. Nên cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức cho bộ phận này, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w