1. 3 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đánh giá
1.4 .3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong
32
tiết giảng. Tích cực triển khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ công cụ E-Learning.
Các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học gồm:
- Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử;
- Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo;
- Khai thác và trao đổi thông tin qua hệ thống trường học kết nối;
- Thi thiết kế bài giảng E-Learning;
Chính vì vậy “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường THCS nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Trích Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học.
Giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên Internet để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint. Tích cực tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục.
Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT và dạy môn tin học một cách hiệu quả và thiết thực. Cụ thể: Tăng cường trang bị máy tính có kết nối mạng Internet trong thư viện, phòng tin học, các phòng chức năng để thu hút, hướng dẫn giáo viên, học sinh khai thác thông tin phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
Mục tiêu đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ bó hẹp ở những nhiệm vụ trước mắt mà phải gắn liền với sự phát triển lâu dài của đất nước, gắn liền với chiến lược xây dựng con người, chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập tự chủ và xây dựng tổ quốc.
Yêu cầu đặt ra cho giáo dục hiện nay là phải chú trọng đến việc giảng dạy và học tập, cung cấp cho học sinh những kiến thức thực sự tinh giản, cơ bản và có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tiễn. Muốn đổi mới giáo dục, cần phải đổi mới từ cơ chế, cơ cấu tổ chức, đổi mới nội dung, chương trình, SGK và phương pháp dạy học để tạo nên sự phát triển đồng bộ cần rèn luyện cho học sinh biết cách lý giải các vấn đề liên quan đến mình, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo và đầu tư cho mình ở tương lai, có ý thức tránh nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Vai trò của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, trên cơ sở tôn trọng nhân cách, cá tính, thiên hướng phát triển con người.
Đổi mới dạy học cần phải ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ mới đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật đa phương tiện. Để làm được điều này hiện nay, đều phải dựa vào máy tính (hay CNTT). CNTT sẽ làm thay đổi tư duy về giáo dục, thay đổi chất lượng lao động, chống nhàm chán, đồng thời góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo: đào tạo từ xa, từ xa qua mạng, trung tâm học tập cộng đồng, ...
CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong nhà trường, đặc biệt trong vai trò của quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý, từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc thanh kiểm tra, thống kê, đánh giá, xếp loại, ...
34
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục được các địa phương, các trường tiếp nhận với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức, năng lực khác nhau của mỗi trường. Một vấn đề quan trọng nữa đi theo cho việc ứng dụng CNTT là điều kiện về cơ sở vật chất, máy tính.
Việc ứng dụng CNTT hiện nay ở các trường THCS có hai nội dung chính: ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp trường và ứng dụng CNTT phục vụ dạy và học. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường hiện nay còn lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống “mạnh ai nấy làm”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được nhiều trường triển khai nhưng ở mức độ tự phát, thiên về trình chiếu.