1 .5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trƣờng trung học cơ sở
2.2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa phương
Ngày 25 tháng 1 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 159/QĐ/TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Đông giáp biển. Diện tích của Quy Nhơn 280km2, 21 phường xã với số dân số thống kê năm 2019 là 487.400 người. Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước và quốc tế.
cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, sáng tạo. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã khẳng định: Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân TP Quy Nhơn tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015); kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển; tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân hàng năm tăng 11%. Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, với công nghiệp - xây dựng hiện chiếm tỉ lệ 47,6%, dịch vụ 46,9% và nông - lâm - thủy sản 5,5%. Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố tăng bình quân 9,5%, chiếm trên 71% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 66 triệu đồng/năm (3.062 USD), tăng gấp hai lần so với năm 2010. Thành phố Quy Nhơn có tốc độ đô thị hóa nhanh, dần rõ nét diện mạo thành phố công nghiệp, hiện đại. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản tăng hơn hai lần so với giai đoạn 2005-2010. Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, an sinh xã hội cũng được quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng. Tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều tăng; tình trạng học sinh bỏ học dần được hạn chế. Mạng lưới y tế cơ sở cũng được kiện toàn, hoạt động nề nếp hơn với 20/21 trạm y tế phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của TP Quy Nhơn giảm còn 1,45%. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển theo hướng đa dạng hơn. Công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh được tăng cường, củng cố; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngày 14/04/2015, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 495/QĐ/TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, thành phố Quy Nhơn sẽ được mở rộng lên tới 87,788 ha với quy mô dân số là 650 – 680 ngàn người. Thành phố Quy Nhơn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
42 của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, mỗi phường, xã đều có ít nhất một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường THCS. Một số phường ngoại thành do địa bàn rộng nên có 2 trường tiểu học và nhiều cơ sở của trường nằm rải rát trong khu dân cư tạo điều kiện để học sinh đến trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn thường xuyên được bổ sung về chất lượng, đảm bảo việc dạy ở tất cả các bộ môn. Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn đã quan tâm bố trí đủ giáo viên chuyên trách ở các cấp học. Cán bộ viên chức toàn ngành tính đến nay có 2099 người, nữ 1727 người; đảng viên 1233 đồng chí.