Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam hải phòng (Trang 37 - 40)

TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

2.1.3.2.Hoạt động tín dụng

Trong thời gian qua hoạt động tín dụng của VPBank nói chung và của chi nhánh Hải Phòng nói riêng luôn được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không

cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Chi nhánh cũng có những kết quả tương tự như toàn hệ thống ngân hàng về tình hình tín dụng, nguồn vốn huy động, kết quả kinh doanh, cũng như đối với những diễn biến chung của kinh tế vĩ mô hay những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm của chi nhánh cũng luôn vào khoản xấp xỉ 4,5% tới 5% toàn hệ thống. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBank Hải Phòng được tóm tắt qua các số liệu như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tín dụng chi nhánh VPBank Hải Phòng

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Cho vay các TCKT và Cá Nhân 462 368 690

Chiết khấu Thương phiếu và GTCG 5,08 4,04 5,3

Tín dụng khác 0,23 0,46 -

Tổng 467 372,2 695,3

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh VPBank Hải Phòng)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng hoạt động tín dụng vẫn chủ yếu là hoạt động cho vay doanh nghiệp và các cá nhân, hộ gia đình. Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng, tuy nhiên do những diến biến phức tạp và khó khăn trong năm 2008 mà mức dư nợ cho vay của 2008 có giảm theo tình hình chung của hệ thống ngân hàng VPBank và toàn hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng khác. Mức dư nợ cho vay vào năm 2007 đạt mức 462 tỷ, tuy nhiên thì mức dư nợ năm 2008 giảm xuống chỉ còn khoảng 368 tỷ. Lý do là các ngân hàng hàng huy động vốn vay với lãi suất cao, từ đó lãi suất cho vay kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, làm cho các doanh nghiệp hạn chế vay vốn và hàng hóa không tiêu thụ được các doanh nghiệp cũng khó trả được nợ. Do vậy mà dư nợ cho vay chủ yếu của chi nhánh là các khoản cam kết giải ngân từ năm trước, các khoản cho vay tiêu dùng và cho các cá nhân.

Trong năm 2009 với chủ trương thực hiện các gói kích cầu của chính phủ, toàn hệ thống ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank cũng như chi nhánh VPBank Hải Phòng đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, với tình hình kinh tế có thuận lợi và phục hồi dần dần nên mức dự nợ cho vay của chi nhánh có sự gia tăng

hơn và khả quan hơn.

Mặc dù mức tổng dư nợ cho vay của chi nhánh giảm vào năm 2008 do những bất lợi của nền kinh tế, nhưng nếu chỉ xét riêng mảng tín dụng tiêu dùng thì mức dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh không giảm mà còn tăng nhẹ qua các năm. Lý do là vì những khó khăn khi cho vay các doanh nghiệp buộc chi nhánh phải chuyển hướng đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng để tự khắc phục khó khăn nhằm gia tăng tổng dư nợ cho vay.

Tuy tín dụng tiêu dùng của chi nhánh có tăng nhưng đây vẫn chưa phải là kết quả cao nhất như mong đợi, chưa đạt được mức kế hoạch đề ra xứng tầm với định hướng phát triển của ngân hàng là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, chưa có sự bứt phá hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn với những tiềm năng về cho vay tiêu dùng như hiện tại, hơn nữa trên địa bàn có rất nhiều các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khách cũng đang hướng tới thị trường cho vay tiêu dùng như là một chiến lược phát triển là cho cạnh tranh vô cùng quyết liệt. Tình hình cho vay tiêu dùng của chi nhánh VPBank Hải Phòng được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau:

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hải Phòng

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng dư nợ cho vay 462.000 368.000 690.000 Dư nợ vay tiêu dùng 176.000 195.000 240.500

Số khách hàng 790 920 1.050

Dư nợ bình quân/khách hàng 222,8 211,9 229 Thời gian vay bình quân (tháng) 45 42 41,5

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh VPBank Hải Phòng)

Hàng năm mức dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh luôn ở mức khoảng từ 30 tới 40 % tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên năm 2008 tỷ lệ này đạt trên 50% do những khó khăn trong cho vay kinh doanh đã nói ở trên khiến chi nhánh tập trung cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng vay tiêu dùng cũng gia tăng một cách đáng kể. Điều này là phù hợp với chiến lược mục tiêu và định hướng của VPBank là tiến tới một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đa dạng hóa khách hàng, tập trung vào số đông các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh VPBank Hải Phòng có sự gia tăng, nhưng có xu hướng chậm lại vì việc thành lập và mở thêm rất nhiều các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn tạo sức cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ví dụ như trong 2 năm

2008 - 2009 việc thành lập và mở hơn 40 chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn của các ngân hàng như: Ngân hàng An Bình, Nam Việt, Kiên Long, Tiên Phong, SHB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Việt Nam Thương Tín, SCB và Sacombank…. Chưa kể các ngân hàng đã có trên địa bàn thành phố đã tạo sự cạnh tranh vô cùng gay gắt để tăng dư nợ giữa các ngân hàng. Giữa tình hình đó, chi nhánh tập trung vào các hoạt động dịch vụ khác và tăng tỷ trọng thu nhập từ thu phí dịch vụ và các hoạt động khác. Do đó xu hướng tỷ trọng thu nhập trong hoạt động tín dụng sẽ giảm và sẽ còn có xu hướng giảm, và thay vào đó là các thu nhập từ các hoạt động khác có xu hướng tăng như: phí chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, L/C, bảo lãnh, và các phí khác…

Với chiến lược là ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VPBank đang chú trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Trong hoạt động cho vay thì VPBank cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp phục vụ các dự án sản xuất kinh doanh, còn đối với cá nhận hộ gia đình xét theo mục đích thì có thể là cho vay kinh doanh hoặc cho vay tiêu dùng. Hàng năm chi nhánh theo định hướng phát triển chi nhánh luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, gia tăng mức doanh số cho vay tiêu không ngừng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và tuy đã đạt được mức tăng trưởng những vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác và tiềm năng về lợi nhuận của lĩnh vực này.

Các khoản cho vay tiêu dùng chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn, và chủ yếu ở mức nhỏ khoảng vài chục cho tới vài trăm triệu đồng, cho vay tiêu dùng ở chi nhánh thường là các khoản vay nhỏ, chi phí quản lý lớn tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh ngân hàng vì lãi suất cho vay tiêu dùng là loại lãi suất cao trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. Hiện nay một số hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến tại chi nhánh cao nhất là cho vay mua nhà, xây nhà và mua đất chiếm khoảng từ 75 – 80%, tiếp đó là cho vay mua ô tô chiếm khoảng 15%, cho vay tín chấp, thẻ tín dụng chiếm khoảng từ 7-8%, và còn lại là các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Chi nhánh VPBank Hải Phòng đã, đang và sẽ còn đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực cho vay này bằng cách tìm kiếm và thu hút những khách hàng tiềm năng, những khách hàng đã và đang có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam hải phòng (Trang 37 - 40)