Dư nợ cho vay tiêudùng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam hải phòng (Trang 62 - 64)

- Đặc tính của sản phẩm: Cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo với thời hạn cho vay tối thiểu 6 tháng tối đa 36 tháng, và mức cho vay tương đương 12 tháng

2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêudùng của chi nhánh

Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh có thể tóm tắt qua bảng số liệu sau từ báo cáo phòng tín dụng của chi nhánh VPBank Hải Phòng:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hải Phòng

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng Dư Nợ 462.000 100% 368.000 100% 690.000 100%

Dư nợ CVTD 176.000 48% 195.000 53% 240.500 35%

Dư nợ CVSXKD 286.000 62% 173.000 47% 449.500 65%

Dư nợ CVTD 176.000 100% 195.000 100% 240.500 100%

Cho vay mua nhà, xây dựng, sữa chữa nhà

133.760 76% 150.150 77% 192.400 80%

Cho vay mua ô tô phục

vụ nhu cầu đi lại 24.640 14% 32.175 16,5% 40.885 17% Cho vay hỗ trợ

du học sinh

2.112 1,2% 4.095 2,1% 3.848 1,6%

Cho vay tiêu dùng khác 15.488 8,8% 8.580 4,4% 3.367 1,4%

(Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng chi nhánh VPBank Hải Phòng)

Nhìn chung thì tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay có xu hwóng chung là tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên trong năm 2009 tỷ trọng này có giảm xuống so với các năm còn lại vì chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay kinh doanh của Chính Phủ khiến các doanh nghiệp vay nhiều hơn để tiến hành hoạt động

sản xuất kinh doanh.

Năm 2008 tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có tăng lớn hơn so với năm 2007 vì chủ yếu là sự gia tăng trong doanh số cho vay mua nhà, sữa chữa và nâng cấp nhà hay tiêu dùng các hàng hóa đắt tiền như bất động sản và ô tô cá nhân đi lại… Tuy năm 2008 là một năm đầy những khó khăn cho hoạt động của toàn ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh VPBank Hải Phòng nói riêng nhưng sự gia tăng trong doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng tuy chưa cao nhưng vẫn là một dấu hiệu lạc quan và đáng mừng.

Qua số liệu về tỷ trọng dư nợ này cho thấy một điều rõ ràng rằng ngân hàng đã, đang và ngày càng tập trung vào lĩnh vực tiềm năng cho vay tiêu dùng trong chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Cũng giống như doanh số cho vay, dư nợ cho vay được chia theo các mục đích khác nhau như cho vay mua, sữa chữa, nâng cấp nhà, cho vay mua ô tô, hỗ trợ du học, và một số hình thức cho vay tiêu dùng khác.

Cho vay mua nhà, sữa chữa, nâng cấp nhà có giá trị lớn và thời gian trả nợ lâu dài nên dư nợ theo mục đích cho vay này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Trong 3 năm, tỷ trọng dư nợ của sản phẩm cho vay tiêu dùng này luôn ổn định ở mức cao, gần 80% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên thì thời gian qua thì thị trường bất động sản cũng có nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam như: hạn chế cho vay bất động sản đòi hỏi thời gian thu hồi vốn nhanh, cho vay phải đảm bảo điều kiện pháp lý đầy đủ có thể tiến hành đầu tư, xây dựng ngay, không cho vay với phương án chuyển nhượng Quyền Sử Dụng đất để bán lại với mục đích đầu cơ, kinh doanh bất động sản, chỉ cho vay mua nhà/ chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng, sửa chữa nhà đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở nên đã hạn chế nhu cầu vay của khách hàng. Thêm vào đó trong quá trình xét duyệt thủ tục, hồ sơ nhiều làm khách hàng e ngại khi cung cấp và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cho Ngân hàng nên cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay của khách hàng. Do vậy mà năm 2008, dư nợ cho vay mua nhà có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2007.

Dư nợ cho vay mua ô tô ngày càng tăng về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Năm 2008 cho vay mua ô tô cũng chịu ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát của Chính Phủ giống như

thị trường cho vay bất động sản nên cho vay mua ô tô cũng tăng nhưng cũng không đáng kể.

Tỷ trọng dư nợ cho du học thì luôn ổn định ở mức thấp từ 1-2% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nhìn vào bảng ta có thể thấy mức dư nợ cho vay du học đạt tỷ trọng lớn hơn so với một số năm trở lại đây. Còn về các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác có xu hướng giảm mạng theo thời gian do doanh số cho vay giảm do tình hình chung của nền kinh tế đã nói trong doanh số cho vay tiêu dùng ở trên. Tuy nhiên trong thời gian tới thì các sản phẩm này sẽ có xu hướng gia tăng vì nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể.

2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh VPBank Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam hải phòng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w