1.2.2.1 Những quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn qua các kỳ đại hội
+ Đại hội Đảng lần thứ III xác định “Chúng ta phải đi từ nông nghiệp mà tiến lên”.
+ Đại hội Đảng lần thứ IV: “Tập trung lực lượng …. làm cho nông nghiệp phát triển rất mạnh mẽ”.
+ Đại hội Đảng lần thứ V: “Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
+ Đại hội Đảng lần VI: “Trong chặng đường hiện nay, phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…”.
+ Đại hội Đảng lần VII: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện nền kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”.
+ Đại hội Đảng lần VIII: “Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong ngoài nước”.
+ Đại hội Đảng lần IX: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.
+ Đại hội Đảng lần X: “Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương”.
+ Đại hội Đảng lần thứ XI: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững”.
1.2.2.2 Những quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế
- Tư tưởng mở cửa đối ngoại, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của Đảng đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (12/1946), đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” [22, tr. 470].
Đây là những tư tưởng quan trọng đặt cơ sở hình thành chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của nước ta sau này.
- Sau khi thống nhất đất nước, Đại hội IV của Đảng khẳng định phải kết hợp phát triển kinh tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Việt Nam đã tích cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế. - Đại hội VI của Đảng (1986): “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế … trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”.
- Đại hội VII của Đảng (1991): “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Thời gian này, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập WTO và Diễn đàn APEC.
- Đại hội VIII của Đảng (1996): “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” đã đưa ra chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
- Đại hội IX của Đảng: "Thực hiện nhất quán đường lối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển [16, Tr.119].
- Đại hội X của Đảng (4/2006): “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
- Đại hội XI của Đảng (2011): “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [18, tr.235-236].