0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 30 -32 )

1.2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin

Mác cho rằng cần phải tiến hành một nền sản xuất lớn trong nông nghiệp. “Tất cả những phương pháp hiện đại như tưới nước, tiêu nước, cày bằng hơi nước, sản phẩm hóa học... phải được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhưng những tri thức khoa học mà chúng ta nắm được và những

phương tiện kỹ thuật để canh tác mà chúng ta có chỉ có thể dùng một cách có kết quả nếu được dùng trong việc canh tác đại quy mô” [24, Tr. 93].

Vậy giải quyết vấn đề sở hữu nhỏ về ruộng đất bằng cách nào? Làm thế nào để đưa một nước đại bộ phận là tiểu nông lên sản xuất lớn? Ăngghen chỉ rõ “...Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết là phải hướng nền kinh tế của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo lực mà bằng những tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội” [24, Tr. 94].

Theo Lênin, việc chuyển từ nên kinh tế nông dân nhỏ sang nền sản xuất tập thể lớn không thể diễn ra một cách tự phát. Cần phải có sự tác động có phương hướng đến quá trình này từ phía Nhà nước, sự ủng hộ về mặt kinh tế của chế độ nông trang. Cần phải dành cho các nông trang hàng loạt các khoản ưu đãi về kinh tế, tài chính và tín dụng, tìm các hình thức ủng hộ các nông trang tập thể [24, Tr. 98].

1.2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Với tư duy logic biện chứng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện. Chỉ phát triển một nền nông nghiệp toàn diện mới khai thác một cách có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và càng đa dạng của sản xuất cũng như tiêu dùng. Ở nông thôn phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là phải phát triển cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trong nông nghiệp lại phải phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ.

Theo Người, nền nông nghiệp phát triển toàn diện không thể là nền nông nghiệp phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ, manh mún mà phải là nền nông nghiệp phát triển theo quy hoạch, kế hoạch được xây dựng trên cơ sở khoa học. Đó là nền nông nghiệp phải được chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất [24, Tr. 112].

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn như phát triển thủy lợi đảm bảo việc tưới, tiêu nước kịp thời, phát triển điện và giao thông nông thôn, xây dựng nhà ở cho nhân dân, phát triển giáo dục, y tế, nâng cao trình độ dân trí và sức khỏe cho nhân dân…. cũng được Bác nhắc nhở.

Đặc biệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh Nhà nước phải tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhất là phải ban hành hệ thống các chính sách hỗ trợ nông nghiệp: chính sách giá cả, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ về vốn, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, thị trường.... [24, Tr. 114- 115].

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 30 -32 )

×