Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 73 - 76)

- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

2.3.3. Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với các yếu tố môi trường

nghiệp của Tỉnh với các yếu tố môi trường

Trong giai đoạn 2011-2015, bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có những tác động tích cực trong việc cải thiện môi trường.

Cùng với xu hướng chuyển đổi các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất sạch với sự hình thành các vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn, chăn nuôi sạch,... theo chương trình GlobalGAP và VietGap. Điều này không những đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế việc lạm dụng tài nguyên như hiện nay.

Trung tâm khuyến nông của tỉnh đã tổ chức nhiều khóa học nâng cao kiến thức và kỹ năng trong chăn nuôi và trồng trọt như: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; Sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; Kỹ thuật thâm canh; Cách làm đất; Xử lý chất thải trong chăn nuôi,… góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và đặc biệt là nhận thức của nông

dân về mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và vấn đề cải tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đây là yếu tố quan trọng bởi vì nâng cao nhận thức của nông dân cũng chính là gián tiếp bảo vệ môi trường vì sản xuất nông nghiệp có liên quan trực tiếp đến môi trường.

Tỉnh đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp như: Quyết định số 68/2008/QĐ- UBND ngày 12/12/2008 quy định về việc bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 4/8/2008 về kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010; Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015.

Đến cuối năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 90%, tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom xử lý đạt 100%, tỷ lệ các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt 96%, số hộ nông thôn có nhà vệ sinh đạt 89%, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải đạt 68%, tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 99%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%,

Mặc dù đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ nhưng do việc nhân rộng các mô hình và kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường còn ít nên việc gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường còn hạn chế. Vì vậy, hiểu biết và trình độ chuyên môn của bà con nông dân về quy trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh,... chưa cao. Việc sản xuất chỉ mang tính tự phát, theo phong trào mà không gắn với một tiêu chuẩn kỹ thuật nào khiến cho tài nguyên bị khai thác quá mức, ảnh hưởng xấu và làm suy thoái môi trường.

Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường đất và môi trường nước. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật đã gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, thoái hóa đất, tác động tiêu cực đến chất lượng canh tác. Dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. Việc chăn nuôi vẫn đan xen trong các khu dân cư, tỷ lệ hộ gia đình đổ rác sinh hoạt ra các kênh rạch, đổ rác trong vườn nhà vẫn còn khá cao. Một số hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp hoạt động không liên tục, chưa được đấu nối hoàn chỉnh, rác và nước thải từ các khu nhà trọ chưa được thu gom và xử lý triệt để làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc tổ chức mai táng ở khu vực nông thôn vẫn chưa được qui hoạch cụ thể.

Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẩn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu.

Việc thoát nước ở khu vực nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào các hệ thống sông rạch tự nhiên, các hệ thống thoát nước ở ngoài các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung chưa được đầu tư đồng bộ và chưa thông suốt nên khi mưa lớn vẫn còn xảy ra ngập cục bộ.

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình hội nhập đã xuất hiện những biểu hiện có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đó là môi trường sinh thái bị suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, nước thải từ các khu công nghiệp, hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt,... Vì vậy, xét trên khía

cạnh môi trường, sự tăng trưởng này vẫn chưa thật sự bền vững. Do đó, trong tương lai cần sớm đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tình hình này đến mức thấp nhất để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của Tỉnh trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)