Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 54 - 61)

2.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) thì nông nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Năm 2011 chiếm 97,5%; Năm 2015 chiếm đến 98,3%). Ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Năm 2011 là 2,5%; Năm 2015 chỉ chiếm 1,7%). Lâm nghiệp tương đối giữ nguyên giá trị sản xuất toàn ngành (0,8 % trong các năm). Thủy sản có sự giảm sút về giá trị sản xuất (Năm 2011 còn chiếm 1,7% thì đến năm 2015 chỉ còn 0,8%) (Bảng 2.3, phụ lục).

Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ khá ổn định, bình quân 4,05%, lâm nghiệp tăng không đều, có năm (2012) chỉ tăng 1,4%, nhưng năm 2013 tăng vọt lên 23,5%, riêng ngư nghiệp tăng trưởng âm, đặc biệt năm 2014 mức tăng trưởng giảm đến 32% (Bảng 2.4, phụ lục).

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm thủy sản tại Bình Dương giai đoạn 2011-2015 là tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành thì mới thấy rõ thực trạng để có thêm đánh giá và cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững (Bảng 2.5, phụ lục).

2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) năm 2011 là 14.515,3 triệu đồng - 3.937,9 triệu đồng - 678,7 triệu đồng, năm 2015 là 7.054,7 triệu đồng - 6.632,3 triệu đồng - 702 triệu đồng. (Bảng 2.6, phụ lục).

Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp từ năm 2011-2015 chuyển dịch khá rõ nét. Năm 2011 là: 75,9% - 20,6% - 3,6% thì đến năm 2015 là: 49% - 46,1% - 4,9% (trồng trọt giảm: 26,9%; Chăn nuôi tăng: 25,5%; Dịch vụ nông nghiệp tăng: 1,3%). Đây là hướng chuyển dịch đúng nhằm phát huy tốt tiềm năng lợi thế, hướng phát triển chung của tỉnh và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường (Bảng 2.7, phụ lục).

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 của ngành nông nghiệp là: 3,92% trong cơ cấu kinh tế chung. Trong đó trồng trọt đạt 64,06%, chăn nuôi đạt 31,64% và dịch vụ nông nghiệp đạt 4,32%. Như vậy, sự chuyển

dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng trồng trọt và tăng dần tỷ trọng chăn nuôi (Bảng 2.8, phụ lục).

* Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trồng trọt.

Dù giảm dần hàng năm nhưng trồng trọt vẫn là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp tỉnh Bình Dương (chiếm hơn 64% giá trị sản xuất bình quân ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011- 2015).

- Xu thế chuyển dịch cây trồng.

Trong nhóm cây hàng năm, giá trị sản xuất và cơ cấu rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng trong khi lúa, cây lấy củ có chất bột có xu hướng giảm. Ở nhóm cây lâu năm, cây ăn quả có xu hướng tăng bởi tính ổn định trong khi giá mủ cao su đang xuống thấp nên không khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng (Bảng 2.9, phụ lục).

- Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây hàng năm chính. 6/8 cây hàng năm giảm diện tích gieo trồng, trong đó, giảm mạnh là lúa từ 9.806,8 ha xuống còn 7.592 ha. Rau các loại và mè là 2 loại cây tăng diện tích gieo trồng (năm 2011 mè chỉ có 204 ha, đến năm 2015 tăng lên 480 ha do mè dễ trồng, ít đầu tư cho sản xuất nhất là lao động và giá bán hạt mè khá cao). Rau các loại có sự tăng nhẹ, năm 2011 là 5.292,9 ha đến năm 2015 tăng lên 5.302,9 ha (Bảng 2.10, phụ lục).

- Về năng suất, cây hàng năm ở Bình Dương không bằng bình quân chung của vùng Đông nam bộ và cả nước (Bảng 2.11, phụ lục). Năng suất cây trồng hàng năm của Bình Dương thấp do đất đai, thổ nhưỡng ở Bình Dương ít thích nghi với cây hàng năm và nông dân đầu tư thâm canh thấp kể cả số vật tư nông nghiệp và công chăm sóc một vụ.

- Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây lâu năm chính (Bảng 2.12, phụ lục)

Cao su là cây trồng chính và là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá mủ cao su giảm liên tục nên diện tích hầu như giữ nguyên, khoảng 106.464 ha. Sản lượng khoảng 190.442 tấn, xếp số 1 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước và chiếm hơn 20% tổng lượng mủ cao su Việt Nam.

Hồ tiêu trồng chủ yếu ở huyện Phú Giáo, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên, với diện tích bình quân nhỏ hơn 0,5 ha/hộ. Diện tích hồ tiêu giảm từ 387 ha (năm 2011) xuống còn 346,4 ha (năm 2015) do lợi nhuận không cao.

Cây điều giảm rất mạnh về diện tích, đến năm 2015 chỉ còn 1.466,9 ha so với 3.084,7 ha năm 2011. Nguyên nhân diện tích điều giảm và năng suất thấp là do đất xây dựng cơ bản tăng nhanh (chủ yếu là lấy từ đất đang trồng điều), và cây điều già cỗi, không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.

Cây ăn quả ở Bình Dương sau mấy năm giảm mạnh đang có xu thế tăng nhẹ. Năm 2011, toàn tỉnh có 4.750,6 ha đến năm 2015 là 5.280,9 ha. Diện tích cây ăn quả có sự tăng nhẹ là do bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp, tăng cường đầu tư giống, kỹ thuật…. để tăng năng suất cây trồng.

Trồng hoa cây cảnh phân bố tập trung tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và các huyện Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát. So với năm 2011 đã tăng gấp 4 lần. Bình Dương đã xây dựng Dự án “Đầu tư xây dựng mô hình gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh” tại Quyết định số 20/QĐ-UBND, ngày 09/01/2015. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị.

Bình Dương là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh cả về loại hình tổ chức chăn nuôi, phương thức chăn nuôi tiên tiến, giống vật nuôi đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trong chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ cao khá thành công nên chăn nuôi hàng hóa phát triển mạnh.

Đàn heo tăng nhanh về số lượng, năm 2011 là 447.420 con đến năm 2015 tăng lên 528.226 con, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 104,23%.

Gia cầm (gà, vịt) cũng tăng về số lượng năm 2011 là 3.290.000 con đến năm 2015 là 7.190.000 con. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 121,58%.

Đàn heo và gia cầm tăng mạnh chủ yếu ở các trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Đàn bò giảm hàng năm, năm 2011 là 27.338, đến năm 2015 giảm còn 22.438 con, do địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp, giá tiêu thụ bò thịt và bò sữa tươi giảm và không ổn định,...

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển. Hiện trên địa bàn tỉnh có 105 trang trại và 07 Công ty đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt (Công ty TNHH Ba Huân, Emivest, CJ Vina, An Tỷ, Japfa, CP và ADECO) với tổng đàn 5.200.572 con, chiếm 72,3% tổng đàn. Về chăn nuôi heo, có 67 trang trại và 05 công ty đầu tư nuôi heo thịt và heo giống năng suất cao (Công ty CP, ADECO, CJ Vina, Thanh Bình, Japfa) với tổng đàn 184.189 con, chiếm 35% so tổng đàn.

Nông nghiệp đô thị: Có 458 hộ đầu tư với số lượng khoảng 252.214 con các loại (chủ yếu là cá cảnh, cá sấu, ba ba, chim yến, trĩ, nhím, rắn,…).

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tính đến cuối năm 2015 là 399,6 ha, với sản lượng ước đạt 4.006,9 tấn. Về tình hình nuôi cá bè: hiện có 60 lồng bè/12 hộ (giảm 06 lồng bè so với cùng kỳ năm 2014) trên sông Sài Gòn thuộc địa bàn huyện Dầu Tiếng (tập trung ở thị trấn Dầu Tiếng, xã Định Thành và xã Thanh An). Từ tháng 09/2014 đến nay, địa bàn huyện Bắc Tân Uyên đã giải tỏa xong việc nuôi cá bè trên sông Đồng Nai.

Quy trình giết mổ gia súc gia cầm cũng được nâng cấp bằng hệ thống giết mổ treo bán công nghiệp. Hiện toàn tỉnh có 33 cơ sở giết mổ tập trung, trong đó có 32 cơ sở thực hiện giết mổ treo. Qua kiểm tra vệ sinh thú y, các cơ sở giết mổ đều đảm bảo vệ sinh thú y.

Tóm lại, ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương sau gần 20 năm tách tỉnh, đặc biệt là 05 năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Nhất là chăn nuôi heo và gà công nghiệp là 02 loại vật nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực. Nguyên nhân chính mà chăn nuôi heo và gà công nghiệp ở tỉnh Bình Dương đạt được kết quả cao là do:

+ Tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý (vùng phía Bắc Bình Dương là vành đai thực phẩm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), Bình Dương đã ban hành cơ chế chính sách phù hợp, chỉ đạo điều hành tốt, thu hút được doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các chủ trang trại trong và ngoài tỉnh đến đầu tư với lượng vốn khá lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại, tiếp cận được công nghệ của ngành chăn nuôi khu vực và thế giới.

+ Các chủ trang trại, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư khá đồng bộ phát triển chăn nuôi: chuồng trại, giống, quy trình quản lý chăn nuôi.

Nhìn chung, dịch vụ nông nghiệp ở Bình Dương phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của các ngành sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) mặc dù giai đoạn 2011- 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân 4,32% nhưng giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2015 chỉ đạt 702 triệu đồng và chiếm 4,9% so với tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Hiện tại, dịch vụ nông nghiệp ở Bình Dương chỉ mới dừng lại ở các dịch vụ buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y và các điểm buôn bán giống cây trồng vật nuôi. Các dịch vụ nông nghiệp khác như làm đất, tưới nước, thu hoạch, vận chuyển vật tư nông sản, bảo hiểm cây trồng vật nuôi, dịch vụ tài chính, tư vấn kỹ thuật, thị trường đầu ra,... chưa được phổ biến rộng rãi.

Lực lượng lao động tham gia các hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn rất mỏng và chưa hội đủ các điều kiện như trình độ chuyên môn sâu rộng, nguồn thông tin đa dạng, đa chiều, được cập nhật thường xuyên, vốn đầu tư, phương tiện hoạt động và đặc biệt là cơ chế hoạt động,….

2.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp.

Giai đoạn 2011-2015, mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của ngành lâm nghiệp là 116,03%/năm. Trong đó, trồng và nuôi rừng 98,86%/năm, khai thác gỗ và lâm sản 117.58%/năm, dịch vụ lâm nghiệp 107,28%/năm và lâm sản khác 81,32%/năm (Bảng 2.14, phụ lục).

Giá trị sản xuất nội bộ ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng hàng năm, từ 112 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 203 tỷ đồng năm 2015 (Bảng 2.15, 2.16, phụ lục).

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thì khai thác gỗ và lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 91,58%), thứ hai là trồng rừng và nuôi

rừng (5,1%), dịch vụ lâm nghiệp (chiếm 2,55%) và cuối cùng là lâm sản khác (0,76%). Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng các bộ phận này thay đổi không nhiều, so với năm 2011 thì năm 2015 tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản tăng 4,85%, trồng rừng và nuôi rừng giảm 2,83%, dịch vụ lâm nghiệp giảm 0,91% và lâm sản khác giảm 1,12% (Bảng 2.17, phụ lục).

Tính đến năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 19.104 ha, trong đó:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)