Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 48 - 50)

2.1.2.1 Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố ở Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc Tân Uyên, Phú Giáo, Thủ Dầu Một, và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.

+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v....

76,7923,21 23,21

0,004

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở Bình Dương 2015

2.1.2.2 Nguồn nước

Bình Dương được bao bọc bởi 3 con sông lớn là Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các sông suối khác như: sông Thị Tính, suối Cát, suối Giữa,... Song do đặc điểm địa hình, phân bố cây trồng, chênh lệch độ cao giữa mặt nước và đất sản xuất nông nghiệp nên mặc dù lượng nước dồi dào nhưng lại ít được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở Bình Dương.

2.1.2.3 Chế độ thủy văn

Sông suối lớn ở vùng phía Nam tỉnh Bình Dương có thủy triều không đều với biên độ từ 50cm-100cm. Khu vực đất thấp ven sông Sài Gòn: thuộc thị xã Thuận An, Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và Thành phố Thủ Dầu Một lợi dụng chênh lệch biên độ triều để tiêu tự chảy, có thể tưới nhưng diện tích không lớn.

2.1.2.4 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu ở Bình Dương là nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, giữ nước kém và hệ thống thủy lợi cấp nước tưới có số lượng không lớn nên tại tỉnh Bình Dương đã chọn trồng cao su, khoai mì để phù hợp với điều kiện khí hậu.

2.1.2.5 Tài nguyên sinh vật

Cây rừng: cây rừng tự nhiên và cây rừng trồng ở Bình Dương không đa dạng, đối với cây rừng tự nhiên gồm cây họ dầu, họ đậu, họ cánh bướm,... Cây rừng trồng có xà cừ, dầu, tràm,...

Cây nông nghiệp: quá trình canh tác hơn 300 năm đã đưa vào trồng trọt rất nhiều giống cây và qua chọn lọc của nhà nông đã có bộ giống cây trồng khá phong phú góp phần đa dạng hóa cây trồng, tăng năng suất, tăng sản lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Các loại vật nuôi: khá phong phú nhất là heo, gà, vịt, cút, bò, dê,.. trong đó đàn heo giống và gà giống chuyên thịt hoặc chuyên trứng nhập từ nước ngoài vào nuôi tại Bình Dương được đánh giá đạt chất lượng khá cao.

Nguồn lợi thủy sản: Theo điều tra nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tỉnh Bình Dương có 41 loại cá thuộc 4 họ. Song, do ít chú trọng bảo vệ và khai thác tùy tiện đã làm cho số lượng và trữ lượng các loại thủy sản giảm đáng kể, một số thủy vực nước bị ô nhiễm, cá tôm không sống được.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)