- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
3.1 Thuận lợi và thách thức đối với nông nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế
NGHIỆP TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1 Thuận lợi và thách thức đối với nông nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế
3.1.1 Thuận lợi
Đối với ngành nông nghiệp, quá trình hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội, đem lại nhiều kết quả tích cực: Thông qua mở rộng thị trường quốc tế và khu vực, những mặt hàng có thế mạnh đã dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho đất nước. Xuất siêu trong nông sản ngày càng tăng (kể cả trong những giai đoạn khó khăn), góp phần cân đối cán cân thương mại. Thực hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại, Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường nhập khẩu các nông sản mà mình không có thế mạnh để cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với hàng hóa chất lượng và giá bán tốt hơn; đồng thời phát triển mối quan hệ đa phương công bằng, hiệu quả. Chấp nhận cạnh tranh, mặc dù phải chịu nhiều rủi ro và các yếu tố bất định từ thương mại quốc tế, nhưng người sản xuất Việt Nam đã từng bước làm quen, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, không ỷ lại vào trợ cấp và hàng rào bảo vệ thương mại của Nhà nước. Chính sách thương mại nông sản Việt Nam có những tác động tích cực, thúc đẩy quá trình thích ứng với toàn cầu hóa sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Từ khi nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới, xuất khẩu nông sản đã giành được nhiều thành tích đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong xuất khẩu hàng hóa của nước ta ổn định ở mức cao, đạt 26 - 27%. Khi hội nhập, thuế suất thuế nhập khẩu phải giảm xuống mức thấp nhất, hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa sản xuất không còn thì
những hàng rào phi thuế quan (kiểm dịch động, thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ được dựng lên. Xu hướng đàm phán của ta với các đối tác là thực hiện các hàng rào phi thuế quan theo thông lệ, quy định của quốc tế chứ không phải do mỗi nước tự đặt ra. Vì vậy, cơ hội xuất khẩu nông sản là rất nhiều, nhất là khi chủ trương của Chính phủ trong quá trình đàm phán các FTA là mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản và coi đây là lợi ích cốt lõi. Hiện, ta đã có 10 sản phẩm xuất khẩu với kim ngạch trên 1 tỷ USD. “….Nếu Việt Nam ký kết thành công hiệp định FTA với EU thì cơ hội mở rộng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này là rất lớn. Hiện nay, 5 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang EU là giày da, may mặc, cà phê, thủy hải sản và đồ gỗ với kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm lên tới hàng chục tỷ USD” [52, Tr. 116].
Bên cạnh đó, định hướng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế…. [52, Tr. 71].
Việt Nam hiện có khoảng 51 nhà cung cấp và khoảng 600 tổ chức phi chính phủ (NGOs), các lĩnh vực mà ODA hướng tới liên quan trực tiếp đến đời sống cộng đồng như sức khỏe, dân số, hạ tầng, đói nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…. [52, Tr.65].