Những yêu cầu cơ bản đối với nông sản trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 38 - 47)

nhập quốc tế

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nhiều loại nông sản giá trị cao. Tuy nhiên, thực tế, Việt Nam vẫn là nước còn bị động và không ổn định trong vấn đề xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản. Nguyên nhân có thể thấy là do chất lượng ở một số hàng nông sản chưa cao, chưa khẳng định được thương hiệu để tạo dựng được uy tín lâu dài với đối tác và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Đặc biệt là về độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã nổi lên các vụ đối tác châu Âu trả lại sản phẩm chè do tồn tư chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép ; thanh long cũng bị cấm thông quan vì bị cho là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định . Hay viê ̣c hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về vì không đạt tiêu chuẩn (do một số doanh nghiệp ham lợi trước mắt , dùng gạo từ lúa OM 4900 gần giống gạo thơm Jasmine để trộn 2 loại này với nhau khi xuất khẩu ); các vụ bơm tạp chất vào tôm dẫn đến nhiều thị trường giảm nhập tôm Việt Nam hoă ̣c trả những lô hàng đã nhập . Tình trạng tôm bị bơm chích tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh dẫn đến việc một số thị trường nhập khẩu tăng cường các biện pháp kiểm soát. Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng Trifluralin, một loại hoá chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ dùng trong xử lý nước ao nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm soát lên 100% đối với tôm Việt Nam vào năm 2010. Ðây chính là hậu quả của việc thiếu kiểm soát

chặt chẽ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp cũng như kiểu làm ăn qua loa, đối phó với khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ tại các nước quá cao khiến việc tiêu thụ nông sản bị ách tắc, giá xuất khẩu bị ép xuống thông qua những rào cản kỹ thuật và phòng vệ thương mại. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do các mặt hàng xuất khẩu không bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn.

Theo các chuyên gia, quốc gia nào cũng bảo hộ nông nghiệp nước mình, lập ra các hàng rào kỹ thuật rất chặt để hạn chế hàng nhập khẩu . Ðặc biệt, các yêu cầu, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm , nguồn gốc xuất xứ , dịch tễ… là rào cản lớn nhất khiến nông sản Việt Nam khó vào được các thị trường lớn . Những đòi hỏi khắt khe về khối lượng, chủng loại, chất lượng, nhất là về độ an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã và kích cỡ, hương vị, màu sắc, thời gian giao hàng... của thị trường quốc tế cũng là một thách thức lớn mà nông nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua.

Yếu tố đầu tiên và căn bản của nông sản trong phát triển và hội nhập quốc tế là phải đảm bảo 4 yêu cầu:

+ Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao.

Việt Nam có lợi thế và tiềm năng về đất đai , lao động và điều kiện sinh thái để sản xuất hàng hóa nông sản có giá trị , phục vụ dân sinh và xuất khẩu . Thế nhưng, hiện nay các cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp sạch, nên hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều bị đánh giá là chưa được sản xuất theo chuẩn mực, chưa đạt được tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế như hiện nay thì

việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sạch là điều cần thiết, để sản xuất ra hàng nông sản an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng và phát triển nông nghiệp sạch chính là cách để người dân tạo lập, bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp cho nông sản có sức cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và nông nghiệp hữu cơ để sản xuất ra nông sản sạch, an toàn chính là là yêu cầu củ a thi ̣ trường thế giới, là chìa khóa để hội nhập xuất khẩu.

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn đầu tiên mà các nhà nhập khẩu quốc tế yêu cầu. Các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU… yêu cầu rất nghiêm ngặt về kiểm dịch, an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều nước cao hơn ở Việt Nam. Hiện nay các nước EU đang áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Tại thị trường Đài Loan, thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như chè, thanh long, nấm, tỏi, mộc nhĩ gặp phải nhiều rào cản về kiểm nghiệm kiểm dịch, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chứng thực lãnh sự.

Từ tháng 7/2015, phía Trung Quốc đã thông báo sẽ không chấp nhận Chứng thư xông hơi khử trùng do Công ty xông hơi khử trùng Việt Nam cấp cho các lô hàng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc mà nước bạn sẽ chủ động thành lập cơ quan giám sát, chứng nhận việc xông hơi khử trùng. Động thái này của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam qua đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Ở thị trường Hàn Quốc, vừa qua Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc yêu cầu cơ sở sản xuất cá bò khô tẩm gia vị xuất khẩu vào Hàn Quốc phải được Bộ này trực tiếp sang kiểm tra và công nhận đối với từng cơ sở. Hàn Quốc cũng vừa có thêm quy định mới về thuốc bảo vệ thực vật và chỉ chấp nhận 29 hoạt chất trong danh mục do nước này công bố có thể áp dụng

theo tiêu chuẩn EU. Với các sản phẩm nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục nếu phát hiện vượt ngưỡng 1/10 tỉ thì sẽ bị trả lại. Áp dụng tiêu chuẩn này, theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) thì chỉ có 2 hoạt chất đang sử dụng cho sản phẩm cà phê Việt Nam được chấp nhận, còn sản phẩm ca cao hoàn toàn không có hoạt chất nào đáp ứng thị trường Hàn Quốc.

Các thị trường khác như Indonesia, Nhật Bản, cũng có những quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm ngặt nghèo, theo đó từ 17/2/2016 Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia sẽ phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này.

Khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, Việt Nam không còn cách nào khác ngoài nâng cao chất lượng nông sản vì đây là hiệp định có tiêu chuẩn cao từ trước đến nay (về chất lượng, xuất xứ hàng hóa...).

Đã có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Australia, EU chấp nhận hàng nông sản của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long. Đây là những thông tin rất đáng mừng. Tuy nhiên sản lượng còn khá khiêm tốn và chủ yếu được bán tại các siêu thị ngoại. Muốn tiến sâu hơn nữa vào những thị trường này, vấn đề chất lượng ổn định vẫn là yêu cầu hàng đầu mà doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm, gìn giữ. Ví dụ như: trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối, tuân thủ quy định trồng trọt, yêu cầu về chiếu xạ kiểm dịch…

Thực tế đã chứng minh, EU, Mỹ rất ưa chuộng hàng thủy sản của Việt Nam và nhập khẩu rất nhiều song vẫn có không ít vụ việc hàng hóa bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay có dư lượng kháng sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu của ngành thủy sản mà còn làm cho hình ảnh Việt Nam bị xấu đi trong mắt các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Để có được “tấm vé” sang những thị trường này, có một phần công sức của các cơ quan chức năng. Ví dụ như việc đưa vải, nhãn sang Australia, Mỹ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán rất khó khăn và kéo dài tới 12 năm. Hoặc thời gian gần đây, các chương trình Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị nước ngoài cũng giúp cho hàng hóa Việt Nam có tiếng nói hơn. Xuất khẩu được là tốt song với một nước giàu tiềm năng về nông sản như Việt Nam thì con số này còn quá ít.

+ Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực.

Một thực tế hiện nay là hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác từ 15-50% về giá trị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường khó tính. Dù đứng nhất nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 3-5%, chè đứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán, sản lượng cá tra Việt Nam chiếm đến 90% thị phần trên thế giới nhưng giá bán lại thấp hơn 20- 30% so với các sản phẩm tương tự. Một số sản phẩm có giá thành sản xuất cao nhưng sức cạnh tranh kém như đường, muối…

Một trong những nguyên nhân là trong quá trình chế biến và bảo quản, nhiều sản phẩm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng hiện vẫn đang còn rất lớn, như lúa gạo hao hụt khoảng 11-13 %; rau quả, đánh bắt hải sản khoảng 20-25%, muối hao hụt 15%... làm tăng giá thành sản xuất nguyên

liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán sản phẩm. Mặc dù tại nhiều địa phương đã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và quy trình chế biến tốt (GMP) để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh nhưng khâu vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không hợp lý, không đúng cách đã làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút nhiều. Muốn cải tiến được vấn đề này cần phải có điều kiện sản xuất, điều kiện chế biến tốt hơn.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Điều này cho thấy, giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản nước ta vẫn còn rất thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao so với các đối thủ khác trên thị trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta đều dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị thu được chưa cao. Chất lượng của hàng nông sản Việt Nam thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến cạnh tranh kém, bị ép giá trên thị trường. Thiếu nguồn thông tin về thị trường xuất khẩu cũng như xu hướng tiêu dùng tại một số thị trường cụ thể. Năng lực tìm kiếm thị trường của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp còn yếu. Dự báo thông tin giá cả thiếu chính xác, đặc biệt doanh nghiệp luôn lấy lợi ích của mình làm mục tiêu kinh doanh mà bỏ quên người nông dân, người trực tiếp làm ra sản phẩm. Các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam…

Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, hàng nông sản muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cần cải tiến từ khâu giống, thuốc bảo vệ thực vật, các quy trình phân bón từ lúc gieo trồng cho đến thu hoạch. Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch, xác định đến năm 2020 giá trị gia tăng các ngành hàng nông, lâm, thủy sản

phải tăng bình quân 20% và giảm tổn thất sau thu hoạch 50% so với tỷ lệ hiện nay. Hiện nay các doanh nghiệp cũng đã tập trung cho những chế biến đạt yêu cầu chất lượng để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, thay đổi công nghệ.

+ Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.

Một trong những khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản ở Việt Nam là tài chính. Nhiều đơn hàng quốc tế với giá trị hợp đồng cao thì đa phần các doanh nghiệp đều hạn chế về tài chính dẫn đến khâu thu mua, chế biến và chuẩn bị đơn hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, yêu cầu này đòi hỏi phải có một giải pháp toàn diện cho cả nhà sản xuất (nông dân) và doanh nghiệp mà chính sách của Nhà nước vô cùng quan trọng.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết, cần triển khai các mô hình sản xuất sau:

Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất chủ yếu tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp doanh có một cấp quản trị phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu kết hợp với du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái.

Các Hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào - đầu ra cho các trang trại phải được thành lập và phát triển do nhu cầu và khả năng quản lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa nông sản có quy mô lớn. Đồng thời, việc điều hành hoạt động kinh tế của các Hợp tác xã phải do những nhà quản trị chuyên nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao động trên thị trường) đảm trách.

Sản xuất theo hợp đồng (Contrac farming) giữa các trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch buôn bán nông sản phổ biến và chủ yếu. Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước.

Tăng cường tổ chức, đổi mới, nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng nông sản.

+ Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.

Thời gian cung ứng nông sản cũng là một khó khăn của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, hầu như không có nhà xưởng riêng dành cho sơ chế, xử lý, bao gói và bảo quản rau tươi, thiếu dụng cụ chứa sản phẩm bảo đảm chắc chắn và hợp vệ sinh. Do đó, việc thỏa mãn thời gian cung ứng nông sản của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam đã góp phần làm cho nông sản Việt Nam gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập.

Đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp phải được phát triển trên các cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông phẩm hàng hóa vừa phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường sống tốt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 38 - 47)