- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
2.3.5 Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với sản xuất chuyên môn hóa, thâm canh năng suất cao
nghiệp của Tỉnh với sản xuất chuyên môn hóa, thâm canh năng suất cao và sự liên kết giữa các ngành
* Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
Tỉnh với sản xuất chuyên môn hóa, thâm canh năng suất cao
Thực hiện quyết định Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020" của Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã triển khai chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, thâm canh năng suất cao. Áp dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cao su; cây ăn trái, rau đậu, cây kiểng và chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.
Đến cuối năm 2015, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đạt 1.533,27ha. Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có 105 trang trại và 07 công ty với 72,3% tổng đàn gà và 35% tổng đàn heo.
Một số chương trình, dự án đang trong quá trình xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện như: Đề án nông nghiệp đô thị vùng phía Nam Bình Dương đến năm 2020, Trạm thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp; phát triển vùng cây ăn quả đặc sản Thanh Tuyền- Dầu Tiếng; Hỗ trợ sản xuất phát triển vùng cây ăn quả có múi xã Hiếu Liêm....
Bên cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu để nâng tầm phát triển Nông nghiệp Bình Dương, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 388 thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch là xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Nền nông nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng cao để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kế hoạch 388 cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4 - 4,5% mỗi năm (2013-2015) và 3,5 - 4%/năm (2016-2020). Giá trị sản lượng chăn nuôi, trồng trọt bình quân trên 1 ha đất hàng năm là 80 -100 triệu đồng. Riêng nông nghiệp công nghệ cao đạt 150 - 200 triệu đồng/ha mỗi năm.
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống mới ở các vùng chuyên canh. Hình thành vùng sản xuất tập trung ở các trang trại, hợp tác xã, khu nông nghiệp công nghệ cao có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, gắn với xây dựng thương hiệu; vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái ven đô thị ở các thị xã Tân Uyên, Thuận An, Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một. Đầu tư thâm canh và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn các huyện phía Bắc gắn với công nghiệp chế biến. Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với phương thực công nghiệp và bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường ở các huyện phía Bắc. Quy hoạch phát triển chăn nuôi đồng bộ với quy hoạhc hệ thống giết mổ, chế biến và đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển nuôi trồng thủy sản ở những nơi có điều kiện.
* Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
Tỉnh với sự liên kết giữa các ngành
Thực hiện tốt sự liên kết giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là một khâu còn yếu trong chuỗi sản xuất của ngành nông nghiệp Bình Dương.
Nông nghiệp Bình Dương trong thời gian qua tiếp tục được chú ý phát triển để nâng cao trình độ sản xuất, tập trung vào 2 lĩnh vực là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị. Nông dân Bình Dương đã chú ý hơn đến việc áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, cải tạo cây, con giống để đạt năng suất cao.
Nghịch lý xuất hiện khi nông dân đầu tư sản xuất ra số lượng lớn sản phẩm, chất lượng bảo đảm thì khả năng tiêu thụ lại bị hạn chế. Một trong những ví dụ cho tình trạng trên là sản xuất rau an toàn, rau sạch. Các vùng sản xuất rau an toàn tại xã Tân Định (TX. Bến Cát), thị trấn Uyên Hưng (TX. Tân Uyên), phường An Thạnh, Bình Chuẩn (TX.Thuận An)... sau khi được tập huấn, trình độ sản xuất, tính liên kết trong sản xuất của nông dân đã được nâng lên thấy rõ. Tuy nhiên sản phẩm làm ra đành phải bán trôi nổi trên thị trường, giá cả bấp bênh do chưa có đầu mối nào đủ lớn để có thể thu mua. Sản phẩm đưa vào các siêu thị còn rất hạn chế bởi đòi hỏi phải tuân theo các quy định, quy trình nghiêm ngặt rất khó với những người nông dân chỉ quen với đồng áng. Chính vì chưa có các đầu ra thực sự ổn định, chưa thể kết nối lâu dài với các siêu thị, trung tâm thương mại lớn mà trong một thời gian dài phần lớn các sản phẩm rau an toàn, rau sạch tại Bình Dương phải thông qua các thương lái và không thể tránh khỏi tình trạng bị ép giá.
Sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Bình Dương là mủ cao su, người trồng cao su tiểu điền vẫn phải bán mủ thông qua các điểm thu mua nhỏ lẻ của thương lái. Các công ty, nông trường, nhà máy chưa xây dựng được mạng lưới thu mua mủ đến từng thôn ấp, các điểm thu mua lớn, tập
trung vẫn chưa hình thành. Trong lĩnh vực chăn nuôi cũng vậy, đầu ra luôn là mối lo chung của nhiều nông dân. Chi phí đầu tư ban đầu lớn, liên kết với đầu ra chưa có, tiêu thụ chưa ổn định đã làm cho các hộ chăn nuôi trong thời gian gần đây thua lỗ triền miên.
Điểm sáng trong tiêu thụ nông sản của Bình Dương có thể kể đến các mô hình sản xuất cây ăn trái, trong đó đặc biệt là cây có múi và sản phẩm của các khu nông nghiệp kỹ thuật cao. Với những người trồng cây có múi, do có tiềm lực lớn nên nhiều người đã xây dựng được thương hiệu, hình thành các đại lý bán sản phẩm tại các địa phương nên đầu ra sản phẩm tương đối ổn định. Các công ty đầu tư các khu nông nghiệp kỹ thuật cao đều có phương án kinh doanh rõ ràng nên sản phẩm của họ có cơ hội đi xa.
Do đó, nếu thực hiện tốt khâu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sẽ nâng cao giá trị của nông sản.
- Sự liên kết “4 nhà”
Xây dựng chuỗi liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp được xem là mô hình ưu việt nhằm gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, tiến đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn hiện đại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mô hình này hiện vẫn chưa phát huy được hiệu quả, còn gặp nhiều hạn chế.
Mô hình liên kết “4 nhà” là mối liên kết có thể phát huy sức mạnh tổng hợp của các “nhà”, tận dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Vai trò của mối liên kết “4 nhà” được đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Trong đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, giữa các hộ nông dân với nhau vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Về tính pháp lý, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên kết giữa “4 nhà” lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, thời gian qua còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, mặt hạn chế của chính sách là chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ học vấn thấp nên tiếp cận khoa học còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, hợp tác xã…, cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.
Để tăng cường liên kết “4 nhà” trong giai đoạn hiện nay, các “nhà” trong chuỗi liên kết cần tích cực phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhà nước cần thông tin về thị trường, đưa ra dự báo về cung cầu và mở rộng qui mô thị trường; sớm tập trung xây dựng mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung theo “cánh đồng lớn”, hình thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của loại hình sản xuất hợp tác; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà khoa học cần tăng cường nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với
vùng miền, với biến đổi khí hậu; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, quy trình bảo quản và chế biến nông sản. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa các hình thức liên kết, có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia như: doanh nghiệp liên kết với Nhà nước và nông dân; doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; nông dân liên kết với nhau và doanh nghiệp …
Tiểu kết chƣơng 2
Dựa vào khung lý thuyết về một số vấn đề cơ bản của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế và nhận thấy: Với thế mạnh của từng vùng, xác định tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch, tăng cường đầu tư kinh phí, chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế đến các tổ chức, cá nhân. Đến nay, nền nông nghiệp tỉnh Bình Dương cơ bản đã chuyển đổi cơ cấu phù hợp, tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của quá trình hội nhập. Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu đôi nét về: Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương; Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015; Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập quốc tế; Với kết quả này, tác giả mạnh dạn đưa ra vài vấn đề cũng như phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong chương 3.
Chƣơng 3