Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 89 - 96)

- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

3.2.1Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian vừa qua Tỉnh đã xây dựng quy hoạch và ban hành các chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như: quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương đến năm 2020, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2009 – 2010, chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An, phát triển vườn bưởi đặc sản xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên, đề án nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010….

Các chính sách trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Tuy nhiên, song song với việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách đã ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế, UBND tỉnh cần ban hành một số chính sách mới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ chứng nhận quy trình sản xuất nông sản theo VietGap, GlobalGap; Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản….

- Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và công nghiệp chế biến nông sản cần kết hợp đầu tư của nhà nước với biện pháp huy động các nguồn lực của dân cư và mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp chế biến [25, Tr. 206].

- Đổi mới chính sách xã hội nông thôn như nâng cấp kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội ở nông thôn, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, liên lạc… hoặc vấn đề xóa đói giảm nghèo, đãi ngộ những người có công với nước… với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và “xã hội hóa” các hoạt động trong việc thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn [25, Tr. 207].

- Đào tạo, nguồn nhân lực về tổ chức, quản lý, quy hoạch sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, kiến thức về kinh tế thị trường, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật và công nghệ, thông tin nhanh và hiện đại, nghệ thuật kinh doanh; phương pháp điều tra và phân loại, đánh giá kỹ năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng nước để có biện pháp hữu hiệu tăng cường cạnh tranh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Các chính sách nông nghiệp khác như đất đai, trang trại, bảo hộ giống, cải tiến hệ thống thuế, bảo hiểm; hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và các vấn đề liên quan khác cần đổi mới.

- Tăng cường các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh bằng giảm chi phí sản xuất, chất lượng cao, tăng năng suất, giá thành hạ.

- Quy hoạch và triển khai thực hiện phân vùng phát triển nông lâm ngư nghiệp.

Để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách bền vững, cần phải quy hoạch phân vùng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, dựa trên mức độ phát triển sản xuất nông nghiệp, mức độ đô thị hóa, sự phát triển của giao thông và kết cấu hạ tầng.

Dựa trên những căn cứ đó, trong quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tình Bình Dương đến năm 2020, đã phân vùng nông nghiệp Bình Dương thành 02 vùng như sau: Vùng I (Vùng Nam Bình Dương): Phát triển theo đề án “nông nghiệp đô thị vùng phía Nam Bình Dương”. Vùng II (Bắc

Bình Dương - Vùng nông nghiệp truyền thống): Định hướng chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp là hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây cao su, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, các vùng chăn nuôi tập trung cho các trang trại, doanh nghiệp với phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ là con đường mang lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất. Các lĩnh vực khoa học công nghệ cần ứng dụng để tạo đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương gồm: giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật trong canh tác một số cây trồng, vật nuôi, ….. Trong đó chú ý hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân và xây dựng mô hình điểm cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap

Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GlobalGap hay VietGap giúp cho nông dân xây dựng được thương hiệu, tìm kiếm thị trường, nâng cao giá bán sản phẩm và là giấy thông hành để xuất khẩu vào các nước có hàng rào an toàn vệ sinh thực phẩm khá cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật,...

Vì vậy, trong thời gian tới, để giúp nông dân trong tỉnh mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap và VietGap vào sản xuất nên thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các HTX nông nghiệp, kinh tế trang trại chọn và tổ chức sản xuất một số nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như bưởi da xanh, rau an toàn,... để nông dân thấy được lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn này.

Thứ hai, thông qua đầu mối là Sở Nông nghiệp, Hội nông dân, các hiệp hội,... cung cấp cho nông dân các thông tin về thị trường và giá sản phẩm VietGAP và không VietGAP.

Thứ ba, hỗ trợ kỹ thuật làm sao đạt được GlobalGap, VietGAP với chi phí tiết kiệm và thời gian ngắn nhất.

Thứ tư, hỗ trợ về chi phí cấp giấy chứng nhận và các ưu đãi khác khi triển khai VietGap và GlobalGap.

Thứ năm, kêu gọi doanh nghiệp hỗ ttrợ kinh phí cấp giấy chứng nhận và cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap và VietGap.

- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Hiện nay lao động nông nghiệp của tỉnh chiếm 17% tổng lao động xã hội. Theo chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phấn đấu đến năm 2020 lao động trong nông nghiệp của tỉnh còn 10% và tỷ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo đạt trên 50%.

Với tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2020 là 2,3% vì vậy lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp ngày một ít đi. Độ tuổi bình quân ngày một cao vì lực lượng lao động trẻ có xu hướng chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Chất lượng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xếp ở mức trung bình khá bởi chỉ có gần 30% số lao động nông nghiệp đã qua đào tạo.

Để đảm bảo về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông ở nông thôn, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa phân luồng sớm sau cấp học trung học cơ sở. Đối với những học sinh đã qua trung học cơ sở mà không tiếp tục học lên thì được hướng vào đào tạo nghề, nhất là nghề nông.

Thứ hai, từng bước đào tạo lao động nông nghiệp có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật cao, có kỹ năng quản lý sản xuất và kinh doanh; đào tạo nghề cho nông dân theo từng đối tượng cho phù hợp nhằm đảm bảo cho nông dân có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, thương mại và quản lý.

Thứ ba, đối với lao động đang sản xuất nông nghiệp tại nông hộ, trang trại, doanh nghiệp sẽ được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi. Việc đào tạo sẽ do Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y, Chi cục bảo vệ thực vật đảm nhận theo kế hoạch hàng năm gắn với các mô hình trình diễn hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, đào tạo cho chủ trang trại, ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp cả về kỹ thuật và khả năng quản lý điều hành hợp tác xã hay trang trại.

Thứ năm, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành nông học, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản có trình độ đại học

về công tác tại UBND xã và phòng kinh tế huyện. Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao trình độ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn cho cán bộ nông nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở có trình độ chuyên môn, đáp ứng kịp thời các thông tin về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, thị trường,..

Thứ sáu, tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ đại học và sau đại học bố trí về công tác tại sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có năng lực chuyên môn sâu về: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (VietGAP, GlobalGAP,...). Tiến hành đào tạo thông qua liên kết với các trường đại học hoặc hợp đồng tuyển chọn sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành có thành tích học tập từ khá trở lên về làm việc tại tỉnh với chính sách hỗ trợ hợp lý. Thực hiện tốt các chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác tại nông thôn.

- Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển cho nông, lâm, ngư nghiệp

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới như giao thông, điện, thủy lợi.

- Hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho nông nghiệp rất thấp, vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư vốn ngân sách vào khu vực nông nghiệp. Tăng đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hoạt động khuyến nông, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng.

Tỉnh thành lập nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh. Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí vốn cho Quỹ bổ sung nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ lãi suất vay về đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng; đầu tư cơ giới hóa sản xuất, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và có các chính sách ưu đãi đối với các thành phần này. Miễn giảm tiền thuê đất, vay vốn ưu đãi từ quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển sản xuất, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được cấp giấy chứng nhận.

Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các nguồn vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các định chế tài chính nông thôn như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng,... cần có cơ chế thông thoáng về thủ tục khi cho nông dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp. Nhất là đối với các hợp tác xã, các hộ nông dân không có tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất hiệu quả trên cơ sở có đảm bảo của các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn như Hội Nông Dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,.. . Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, đoàn thể và chính quyền địa phương hướng dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo quản lý nợ và rủi ro.

Bên cạnh đó, cũng tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các nguồn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các nguồn vốn huy động khác với lãi suất ưu đãi hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp cho nông dân mua nợ vật tư, thiết bị nông nghiệp,... và nông dân sẽ trả vào cuối vụ sau khi thu hoạch.

Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định số 315/QĐ- TTG ngày 01/3/2011 của Thủ tướng chính phủ.

- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong nông nghiệp, tổ chức đưa một số nông sản của tỉnh vào hệ thống siêu thị, cửa hàng.

Tiếp tục giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả kênh tiêu thụ đã hình thành. Từng bước nâng tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua các doanh nghiệp, siêu thị, giảm dần hình thức phân phối thông qua thương lái.

Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thị trường nông sản để tiếp nhận, cung cấp thông tin cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Cung cấp hệ thống số liệu về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, kết quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi,...

Xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản đặc trưng của tỉnh. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.

Xây dựng trang web giới thiệu về nông lâm ngư nghiệp tỉnh Bình Dương. Trong đó, thông tin đầy đủ về các nội dung quy hoạch, các chính sách của Đảng và chính quyền các cấp liên quan đến nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 89 - 96)