Nhóm giải pháp về sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 97 - 102)

- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

3.2.3.Nhóm giải pháp về sản xuất

- Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức lại nông nghiệp chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế [25, Tr. 201].

- Tổ chức quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo các vùng, tiểu vùng trên địa bàn sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch đất nông nghiệp; Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông nghiệp, mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện;… [25, Tr. 201]

- Tổ chức hệ thống cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành nông nghiệp trong kinh tế thị trường.... [25, Tr. 203].

- Tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp cho phù hợp với từng quy mô, đổi mới cơ chế, chính sách, phát huy vai trò tự chủ của từng cá nhân từng đơn vị trong doanh nghiệp và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

- Phát triển cân đối có quy hoạch các vùng hàng hoá đặc trưng.

- Áp dụng công nghệ sinh học lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng và vật nuôi. Sản xuất theo nhiều phương thức và đa dạng hàng hoá, đa dạng sản phẩm sau sản phẩm chính (ví dụ sau đường là cồn, rượu bia, nước ngọt, bánh, kẹo, thức ăn chăn nuôi, phân bón, chất đốt…) nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, xuất khẩu và phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn, tận dụng lao động ngành nghề truyền thống, nông nhàn.

- Về giống, giống là nhân tố quyết định cho quy trình sản xuất năng suất và chất lượng; chế biến là khâu thứ hai quyết định xuất khẩu hàng hoá. Lấy phương châm giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất, đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, hạ giá thành sản phẩm thấp nhất và lợi nhuận nhiều nhất.

- Áp dụng kỹ thuật thâm canh, canh tác cao; ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất… để giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, sinh thái và sức khoẻ cộng đồng làm cho nền móng nông nghiệp bền vững.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cho từng cây trồng và vật nuôi; tăng cường nông nghiệp hữu cơ; sản phẩm không còn dư lượng độc hại - sản phẩm sạch.

- Liên kết giữa 5 nhà: Nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà ngân hàng. Xây dựng quan hệ các chiều giữa các nhà doanh nghiệp với nhà nông bảo đảm hai bên cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư cho nông dân để sản xuất đủ số lượng và chất lượng hàng hoá đáp ứng xuất khẩu.

- Trang bị cho các cơ sở nghiên cứu những phòng thí nghiệm có thiết bị hiện đại, những nhà lưới, những trang trại hiện đại, lớn với kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến nhất. Cơ khí hoá, cơ điện hoá, cải tiến máy nông nghiệp để giảm sức lao động và tăng năng suất lao động.

- Tưới và tiêu là việc sống còn đối với sản xuất nông nghiệp. Cung cấp đủ nước cho cả trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể là kiên cố hoá kênh mương, sử dụng nguồn nước ngầm, sông ngòi và những hồ dự trữ nước gắn liền với thuỷ điện lớn, nhỏ và vừa; xây và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; chống hạn, chống bão lụt, úng và bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ chăn nuôi, trồng trọt và trồng rừng; giữ thảm thực vật mang tính chiến lược để bảo vệ một không gian sinh thái sạch và bền vững, giữ ổn định sản xuất nông nghiệp nhằm ổn định lượng và chất hàng hoá. Trong tương lai cần tiêu chuẩn hoá nước, phân bón cho từng loại cây và thức ăn cho từng con vật nuôi để bảo đảm sản phẩm sạch, điều khiển sinh trưởng và năng suất theo ý muốn.

- Công nghệ sau thu hoạch cần được cải tiến, trang bị kỹ thuật, công nghệ, công cụ, nhà máy mới, máy hiện đại để thu hái, vận chuyển, chế biến, bảo quản lưu kho và lưu thông phân phối và đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong thời gian qua, nước ta đã tiến hành nhiều cải cách về thể chế, chính sách, kinh tế, thị trường thể hiện sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với khả năng của Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở khung lý thuyết trong chương 1 và sự đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 ở chương 2, luận văn đề xuất bốn nhóm giải pháp để thúc đẩy chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế của Tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thị trường, nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất và nhóm giải pháp về sản xuất.

KẾT LUẬN

Nghị quyết số 26/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhận định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sau 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp.

Do đó, cần thực hiện một cách đồng bộ và khoa học các giải pháp với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và nỗ lực của người dân để huy động cao các nguồn lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nông dân gắn với môi trường tự nhiên. Giải quyết được các vấn đề trên, trong tương lai không xa tỉnh Bình Dương sẽ đi đầu cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

1. Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, có thể khẳng định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với quốc tế, đặc biệt là về kinh tế. Dù các các tỉnh đã

tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, tình trạng phát triển tự phát, phát triển vượt kế hoạch vẫn còn xảy ra, tạo nên sự bất ổn cho cung- cầu, ảnh hưởng đến đời sống nông dân.

2. Trong luận văn, tác giả đã giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra của đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối

cảnh hội nhập quốc tế”.

Chương 1, làm rõ các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp về những yêu cầu đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tế nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như các quan điểm về hội nhập quốc tế và về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chương 2, Phân tích tiềm năng phát triển nông nghiệp và đưa ra những đánh giá

đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 3, Phân tích những thời cơ và thách thức đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Qua đó, đề xuất bốn nhóm giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3. Theo nhận định của tác giả thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ trong trong bối cảnh Việt Nam chúng ta hội nhập quốc tế. Đặc biệt, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP dần thực hiện đầy đủ thì một nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến sẽ là tất yếu.

4. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, tác giả luận văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận thấy trong tương lai đề tài này còn có thể phát triển theo các hướng sau đây: (1) Nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cụ thể ở từng vùng, miền, lĩnh vực, cây, con. (2) Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng vùng, miền trên cả nước. (3) Nghiên cứu giới thiệu các mô hình nông nghiệp tiên tiến ở Việt Nam cũng như trên thế giới phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bình dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 97 - 102)