- Chia theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
2.3.4. Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với việc đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và nâng
nghiệp của Tỉnh với việc đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản
+ Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm và có hàm lượng công nghệ cao.
Bình Dương là một trong những địa phương đã ban hành sớm chính sách hỗ trợ dự án thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng GAP. Theo đó, mức hỗ trợ là 100% đầu tư xây dựng cơ bản và con giống, từ 30 - 50% chi phí vật tư tùy vào mô hình, danh mục sản xuất. Thế nhưng, đến nay việc áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP vẫn chưa phát triển rộng rãi. Theo số liệu thống kê, tỉnh Bình Dương mới công nhận được hơn 40 mô hình nông nghiệp an toàn, với tổng diện tích 187 ha và 43 cơ sở chăn nuôi heo đầu tư theo hướng tự động, bán tự động với quy trình khép kín. Điều này cho thấy việc phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn còn rất hạn chế.
Một thực tế là, đa số nông dân không muốn thực hiện và duy trì cách thức sản xuất nông nghiệp sạch vì qui trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt, thời gian thu hoạch lâu, chi phí cao, sản phẩm kém hấp dẫn về hình thức, nhưng giá bán lại không cao hơn so với sản phẩm không an toàn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp sạch thiếu sự liên kết giữa người sản xuất với nhau để hình thành giá cả. Sản xuất nông nghiệp sạch cho sản lượng ít, không ổn định nên kém tính cạnh tranh. Việc triển khai thực hiện các chính sách trong thời
gian qua còn nhiều chồng chéo bất cập, thiếu đồng bộ, đồng thời một số chính sách chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn chưa có cách để xác minh về sản phẩm nào an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ hàng nông sản có thương hiệu từ một số cơ sở uy tín trong nước và nước ngoài. Nhân tố quyết định tới thu nhập của nông dân là thị trường, song thị trường lại chưa minh bạch về giá cả, dẫn tới nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp sạch.
Do vậy, vì quyền lợi của chính các doanh nghiệp, của chính địa phương thì các địa phương cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp sạch. Các địa phương cần thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp sạch đối với sức khỏe, môi trường và canh tác. Việc cần làm là đẩy mạnh công tác quản lý, hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch này vào nuôi trồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi ích mà nông nghiệp sạch mang lại; nên rà soát quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng nông nghiệp sạch; ưu tiên đầu tư cho những vùng sản xuất hàng hóa lớn. Bên cạnh đó cần tổ chức lại các vùng sản xuất tập trung theo mô hình trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn để cán bộ quản lý, người sản xuất hiểu biết về Luật An toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật. Song song đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; huy động các thành phần kinh tế từ trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, quả an toàn. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tổng hợp trong sản xuất như đầu tư vào giống mới kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và các biện pháp canh tác khác. Đi đôi với việc hỗ trợ nông dân sản
xuất, các địa phương cần tổ chức tiêu thụ sản phẩm an toàn. Cần có sự phối hợp giữa các ngành nông nghiệp, ngành y tế, công thương để từng bước tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn ở trong nước. Trước mắt cần quy định bắt buộc một số khu vực (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, cửa hàng bán lẻ; cơ sở chế biến, xuất khẩu…) phải tiêu thụ sản phẩm an toàn, có địa chỉ, có nguồn gốc; tiến tới bắt buộc với tất cả các đối tượng khác buôn bán, kinh doanh trên thị trường. Đây là những biện pháp cơ bản để tạo được sức mua, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch phát triển ổn định.
+ Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với giá cả nông sản có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thực hiện chính sách “Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến giai đoạn 2012 – 2015”, đến cuối năm 2015, tỉnh Bình Dương đã xét duyệt và chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thẩm định 07 phương án vay vốn với tổng số tiền đề nghị vay là 54,6 tỷ đồng, gồm: 01 phương án trồng lan Denrobium, 01 phương án trồng lan Mokara, 3 phương án nuôi heo theo mô hình trại lạnh và 02 phương án trồng bưởi da xanh. Lũy kế đến nay đã xét duyệt và chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh 15 phương án với tổng số tiền đề nghị vay là 63,6 tỷ đồng; tổng mức vốn duyệt vay là 43,95 tỷ đồng (Hiện đã giải ngân được 31 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,5%).
Dự thảo và trình UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020.
Về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chỉ riêng năm 2015 đã hướng dẫn, hỗ trợ 06 cơ sở sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận
trong việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP với tổng kinh phí là 300 triệu đồng, gồm 02 cơ sở chăn nuôi và 04 cơ sở trồng trọt. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 22 trang trại đạt chuẩn VietGAP và 01 trang trại GlobalGAP (10 chăn nuôi và 12 trồng trọt). Trong đó ngành đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ hưởng chính sách của tỉnh được 17 trang trại với tổng số tiền hỗ trợ trên 812 triệu đồng.
Ngoài ra, ngành đã hỗ trợ 50% giá trị máy móc thiết bị cho tổ hợp tác Bưởi Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên (thuộc Dự án “Sơ chế bảo quản trái cây quy mô nông hộ”) với tổng kinh phí là 46,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, cũng như nhiều địa phương khác, giá thành nông sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở Bình Dương vẫn còn cao và sức cạnh tranh còn thấp.
+ Mối liên hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh với yêu cầu của nhà xuất khẩu về số lượng sản phẩm và thời gian…
Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các Khu nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương với tổng diện tích 979,71 ha đang được các các chủ đầu tư nỗ lực phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Hiện các khu trên đang đi vào hoạt động với tổng vốn đã đầu tư lũy kế đạt 853,4 tỷ đồng. Một số mô hình đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với bình quân của tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu về số lượng sản phẩm và thời gian xuất khẩu như các nhà nhập khẩu đề ra vẫn còn cần một thời gian khá dài để các Khu nông nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động ở tỉnh Bình Dương mở rộng sản xuất. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đăng ký thành lập thêm nhiều Khu nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương.