Hoạt động học

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 28 - 30)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.2.1.2 Hoạt động học

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “học là hoạt động nhận thức có hai chức năng xã hội cơ bản: Thứ nhất, giúp con người tiếp thu những nội dung và phương pháp nhận thức, được khái quát hóa dưới dạng các tri thức, phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo tạo ra và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người kết tinh trong đó, làm cho tâm lý của họ hình thành và phát triển. Thứ hai, giúp cho thế hệ trẻ đang lớn gia nhập vào xã hội, lĩnh hội những chuẩn mực giá trị của nó. Hình thành được một hệ thống động cơ thúc đẩy nhưng cơ bản nhất là hứng thú nhận thức. Hình thành động cơ này là một quá trình, mỗi lần thực hiện xong một nhiệm vụ học tập, người học sẽ giải quyết được một mục đích cụ thể, các mục đích này hợp thành một hệ thống xoay quanh động cơ nhận thức cơ bản” [12, 19].

Hoạt động học tập là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng đối với thế hệ trẻ. Đ.B. En - cô – nhin cho rằng “hoạt động học, trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn ra sự thay đổi trong bản thân học sinh. Đó là hoạt động nhằm tự biến đổi mà sản phẩm của nó là những biến đổi diễn ra trong chính bản thân chủ thể trong quá trình thực hiện nó”. Hoạt động học là hoạt động có mục đích của con người nhằm nhận thức sâu sắc nội dung tri thức khoa học và nắm vững cách thức hoạt động thực tiễn, cách tiếp cận và vận dụng tri thức đó. cho phép người học đạt được những mục tiêu xác định [trích theo 12, 18].

Trong hoạt động học tập, có nhiều yếu tố tâm lý tham gia vào quá trình học tập, có thể kể đến các yếu tố sau:

- Hình thành động cơ nhận thức thể hiện ở nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức, thiếu động cơ nhận thức thì không thể diễn ra hoạt động học tập.

- Có năng lực học tập, được thể hiện bằng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng làm chỗ dựa cho hoạt động nhận thức, bằng sự phát triển trí tuệ, phương pháp suy nghĩ. Nhờ đó mà người học có thể tự mình xác định nhiệm vụ học

tập hay thay đổi cách thức học tập của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới và biết đánh giá đúng đắn yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Từ đó mà có thể độc lập tự lĩnh hội tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, có thái độ phê phán bình phẩm trong học tập, biết vận dụng những tri thức đã tiếp thu để có thể tự học, để giải quyết nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra và đủ niềm tin để bảo vệ ý kiến của mình, bảo vệ chân lý.

- Sự tổ chức học tập bao gồm việc lập kế hoạch học tập và sự tự kiểm tra kết quả học tập. Tự kiểm tra là phương tiện kích thích hơn nữa hoạt động tự nhận thức.

- Hành động ý chí, thể hiện ở tính mục đích, tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập.

Bản chất của hoạt động học là quá trình tái tạo lại tri thức ở người học và để tái tạo, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí ..), càng huy động bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Ai học thì người đó có “sự thay đổi” – tức sự phát triển, không ai học thay thế được, người học phải có trách nhiệm với chính mình, vì mình mà học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học.

Hoạt động học muốn diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như có sự hướng dẫn của Giáo viên, phương tiện học tập, hình thức học tập. Điều kiện thứ hai là sự vận động của chính bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực, đó là những tri thức mà người học đã học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người học. Có đầy đủ những điều kiện đó, dù có mặt giáo viên hay không thì hoạt động học vẫn diễn ra. Có thể nói học là quá trình tương tác giữa các yếu tố nội lực và yếu tố ngoại lực trong đó yếu tố nội lực đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố ngoại lực [18].

Như vậy, động cơ không chỉ là một trong các thành tố cơ bản, thành tố thứ nhất của cấu trúc hoạt động học tập mà còn là đặc trưng quan trọng của bản thân chủ thể trong hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)