Nhận định chung về việc giáo dục động cơ

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 92 - 93)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2.2.3.1 Nhận định chung về việc giáo dục động cơ

Động cơ học tập bản thân nó xuất phát từ nhu cầu của con người, mà đã là nhu cầu thì không có việc đúng hay chưa đúng cũng như không thể can thiệp một cách thô bạo vào ý thích hay suy nghĩ của đối tượng giáo dục. Sự hình thành động cơ gắn liền với sự hình thành và phát triển nhân cách, trong mỗi giai đoạn của đời người con người có hoạt động chủ đạo, sự nhận thức và vai trò của họ trong đời sống xã hội là khác nhau. Vì vậy, Nhà trường và Giảng viên phải hiểu rõ các đặc trưng tâm lý lứa tuổi trong quá trình dạy học và giáo dục và có các biện pháp tác động phù hợp với lứa tuổi.

Giáo dục động cơ là vấn đề khó bởi động cơ cá nhân chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu cá nhân phản ánh nhu cầu xã hội. Trong khi đó động cơ học tập được hình thành ngay từ khi trẻ bắt đầu đi học và chịu sự tác động từ nhiều phía nhà trường – gia đình – xã hội, rất khó kiểm soát nhu cầu của đối tượng giáo dục, học sinh – sinh viên có thể hình thành cả động cơ tích cực và tiêu cực. Chính vì thế giáo dục động cơ đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ cụ thể từ nhiều phía nhà trường – gia đình – xã hội, phải có thời gian và phương pháp tác động.

B.Ph. Lomov đã viết về vai trò của hành vi ảnh hưởng đến động cơ (nhân cách) của con người như sau: “Nếu vị thế cá nhân thay đổi nhờ hoạt động (có kết quả cao hay thất bại lớn) thì điều đó có thể làm thay đổi cả xu hướng nhân cách, trong đó có hệ thống động cơ và mục đích sống” [17, 484]. Như vậy, phương pháp giáo dục động cơ tốt nhất là giúp cho đối tượng được giáo dục gặt hái được kết quả cao thông qua hoạt động.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 92 - 93)