Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 81 - 92)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2.2.2.4Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập

a. Yếu tố chủ thể

Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng thuộc chủ thể

Yếu tố Rất hưởng ảnh ảnh hưởng Ít hưởng ảnh Không ảnh hưởng

N % N % N % N %

Tôi có những nhu cầu khác cần thực hiện vào khoảng thời gian dành cho việc học như ăn uống, nghỉ ngơi, đi chơi..

19 5.3 93 26.0 211 58.8 35 9.8

Tôi thiếu phương pháp học

Tôi không đủ nỗ lực và kỷ luật để duy trì việc tự học đều đặn

14 3.9 114 21.2 186 52.0 44 12.3

Tôi cho là khả năng bản thân

chỉ ở mức trung bình 13 3.6 76 31.2 169 47.2 100 27.9

Tôi thường lo lắng thái quá về việc thi không đậu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ học tập

20 5.6 61 17.0 156 43.6 121 33.8

Trong năm yếu tố chủ thể đưa vào khảo sát, kết quả thống kê cho thấy một số điểm đáng chú ý như sau:

Có 34.9% sinh viên cho rằng “thiếu phương pháp học tập nên chán nản”

có “ảnh hưởng” đến việc học tập của họ, trong khi đó 21.2 % sinh viên cho rằng bản thân“không đủ nỗ lực và kỷ luật để thực hiện việc tự học đều đặn”có “ảnh hưởng” đến việc học tập của họ. Một lý do khác là có 26% sinh viên lựa chọn mức “ảnh hưởng”, 58.8% sinh viên chọn mức “ít ảnh hưởng” bởi “ những nhu cầu khác cần thực hiện trong khoảng thời gian dành cho việc học”.

Với 31.2% sinh viên cho rằng bị “ảnh hưởng” bởi việc nhận thức về khả năng học tập của bản thân, họ cho rằng “khả năng bản thân chỉ ở mức trung bình” , trong khi đó có 47.2% sinh viên cho rằng nó “ít ảnh hưởng” đến động cơ học tập. Đây là yếu tố gián tiếp thuộc về niềm tin vào năng lực của bản thân và niềm tin vào khả năng thay đổi năng lực có ảnh hưởng tới động cơ học tập. Vẫn có 27.9% sinh viên cho rằng nó “không ảnh hưởng” đến động cơ học tập của họ, chứng tỏ sinh viên ĐHBD mặc dù có điểm đầu vào thấp, điều kiện học tập còn gặp nhiều khó khăn nhưng họ tin vào năng lực bản thân.

Yếu tố ảnh hưởng do sinh viên “lo lắng về việc thi không đậu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ học tập” có 43.6% sinh viên cho rằng yếu tố này “ít ảnh hưởng” và 33.8% sinh viên cho rằng “không ảnh hưởng” đến động cơ học tập của họ. Như vậy, sinh viên ĐHBD chịu sự chi phối của yếu tố này trong học tập là không cao.

Biểu đồ 2.3: Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng thuộc chủ thể

Biểu đồ 2.3 cho thấy “thiếu phương pháp học tập” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ĐCHT của sinh viên (ĐTB 2.43), thứ hai là do sinh viên “thiếu nỗ lực và kỷ luật” (ĐTB 2.28), thứ ba là do sinh viên “có những nhu cầu khác cần thực hiện trong khoảng thời gian học bài” (ĐTB 2.28), thứ tư là do sinh viên “tin rằng khả năng của mình chỉ ở mức trung bình” (ĐTB 2.01) và thứ năm là do sinh viên “lo lắng thái quá về điểm thi và việc hoàn thành nhiệm vụ học tập” (ĐTB 1.94). 0 0.5 1 1.5 2 2.5 ph.pháp nỗ lực NC khác tin vào kn lo lắng Series1

b. Yếu tố khách quan

Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng thuộc khách quan

Yếu tố Rất ảnh hưởng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng N % N % N % N %

Không thực hiện việc tự học ở nhà vì GV không bắt buộc hay

nhắc nhở 13 3.6 61

17.0 165 46.1 119 33.2 Trong tập thể không có không

khí tranh đua học tập 8 2.2 41 11.5 113 31.6 196 54.7

Thiếu các hoạt động thực hành,

thực tập, thực tế 20 5.6 120 33.5 159 44.4 59 16.5

Một số môn học quá khó để thi

đậu hoặc đạt điểm cao 32 8.9 81 22.6 174 48.6 71 19.8

Giảng viên giảng giải khó hiểu, không đưa ra ý nghĩa của bài học

và nhiệm vụ học tập cụ thể 24 6.7 74 20.7 187 52.2 73 20.4

Thiếu tài liệu học tập, phương

tiện học tập và thực hành 32 8.9 130 36.3 161 45.0 35 9.8

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến động cơ học tập của sinh viên như sau:

Có 36.3% sinh viên cho rằng“thiếu tài liệu học tập, phương tiện học tập và thực hành” “ảnh hưởng” đến động cơ học tập của họ trong khi tài liệu và phương tiện học tập là điều kiện nền tảng giúp cho sinh viên học hỏi thu nhận kiến thức và có kỹ năng thực hành nghề.

Tình trạng “thiếu các hoạt động thực hành, thực tập thực tế” với 33.5% sinh viên cho rằng “ảnh hưởng” và 44.4% cho rằng “ít ảnh hưởng” đến động cơ học tập. Đây là thực trạng cần quan tâm vì nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện động cơ học để có kỹ năng nghề. Có thể do các Khoa, giảng viên chưa chú trọng đưa các yêu cầu thực hành vào các môn học, dẫn đến thực trạng sinh viên chỉ học nhiều lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành nghề.

Sinh viên nhận định “một số môn học quá khó để thi đậu hoặc đạt điểm cao”

có 22.6% sinh viên cho rằng yếu tố này “ảnh hưởng” và 48.6% cho rằng “ít ảnh hưởng” đến ĐCHT của họ. Việc sinh viên không thi đậu có thể do nhiều nguyên nhân: do năng lực học tập của sinh viên, Giáo viên giảng dạy chưa đạt chuẩn, thời lượng học quá ít, tiêu chuẩn kiểm tra quá cao, phương tiện kiểm tra (máy tính) bị trục trặc. Thực trạng này cũng cho thấy động cơ học để có điểm đang tác động rất mạnh đến việc học của sinh viên và một số không nhỏ cảm thấy không hài lòng khi động cơ, nhu cầu này không được thỏa mãn. Yếu tố “giảng viên giảng giải khó hiểu, không đưa ra ý nghĩa của bài học và nhiệm vụ học tập cụ thể” với 20.7% sinh viên cho rằng “ảnh hưởng”, 52.2% cho rằng “ít ảnh hưởng” và 20.4% cho rằng “không ảnh hưởng” đến ĐCHT của họ. Động cơ học tập có thể được cải thiện nếu Giảng viên tạo ra hứng thú học tập cho sinh viên bằng việc soạn bài kỹ lưỡng, sử dụng nhiều phương pháp đan xen và nhất là việc giảng giải hấp dẫn, lôi cuốn, cung cấp ý nghĩa của bài học và nhiệm vụ học tập cụ thể. Nếu thiếu các biện pháp này có thể hạn chế hứng thú học tập của sinh viên. Con số thống kê cho thấy ở một số Giảng viên hoặc môn học, việc giảng dạy của Giảng viên cũng ảnh hưởng đến việc học tập của một bộ phận sinh viên.

Yếu tố “sinh viên không tự học vì giáo viên không bắt buộc hay nhắc nhở” có 33.2% sinh viên cho rằng yếu tố này “không ảnh hưởng”, 46.1% sinh viên

cho rằng “ít ảnh hưởng” đến việc học tập của họ. Tự học là nhiệm vụ quan trọng của sinh viên nhằm thu nhận kiến thức và kỹ năng nghề. Kết quả điều tra cho thấy sinh viên tự học không phụ thuộc vào sự nhắc nhở của giảng viên, điều này cũng tương đồng với đặc điểm học tập của sinh viên có sự tự giác và chủ động trong tự học.

Sự ảnh hưởng do “trong tập thể không thiếu không khí tranh đua học tập”, được 31.6% sinh viên cho rằng “không ảnh hưởng “và 54.7% cho rằng nó “ít ảnh hưởng” đến động cơ học tập, số người cho rằng nó “ảnh hưởng” chiếm 11.5%. Yếu tố này thuộc động cơ tranh đua với bạn bè trong học tập, vì vậy nếu trong tập thể không có sự thi đua, cùng nhau phấn đấu học tập thì ít nhiều việc học tập của sinh viên là đơn độc, một số sinh viên có ý thức và năng lực học tập kém sẽ lơ là việc học. Thực trạng trên cũng cho thấy Nhà trường, Khoa cần sử dụng các biện pháp khuyến khích, kích thích làm cho sinh viên phấn đấu, tranh đua trong học tập hơn nữa.

Biểu đồ 2.4: Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng thuộc khách quan

Biểu đồ 2.4 Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng thuộc khách quan

0 0.5 1 1.5 2 2.5 tài liệu, pt thực hành kiểm tra giảng dạy nhắcnhở kk tậpthể Series1

Biểu đồ 2.4 cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là do “thiếu tài liệu học tập và phương tiện thực hành” (ĐTB 2.44), thứ hai là do “thiếu các hoạt động thực hành, thực tập thực tế” (ĐTB 2.29), thứ ba là do “cách thi một số môn” (ĐTB 2.21), thứ tư là do “giảng viên giảng giải khó hiểu, không đưa ra nhiệm vụ cụ thể” (ĐTB 2.14), thứ năm là do “giảng viên không bắt buộc hay nhắc nhở” (ĐTB 1.91) và thứ sáu là do “không khí học tập” (ĐTB 1.61).

c. Các yếu tố (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng đến ĐCHT

Xét toàn thể 11 yếu tố (cả khách quan và chủ quan), Biểu đồ 2.5 cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập như sau:

Ảnh hưởng lớn nhất là do thiếu tài liệu, phương tiện thực hành (ĐTB 2.44), thứ hai là do thiếu phương pháp học tập (ĐTB 2.43), thứ ba là do thiếu hoạt động thực hành thực tế (ĐTB 2.29), thứ tư là do thiếu nỗ lực và kỷ luật (ĐTB 2.28), thứ năm là do sự xâm lấn của các nhu cầu cơ bản đến nhu cầu học tập (ĐTB 2.27), thứ sáu là do chuẩn đề thi hoặc cách thức thi (ĐTB 2.21), thứ bảy là do cách giảng dạy của Giảng viên (ĐTB 2.14), thứ tám là do niềm tin vào năng lực của bản thân (ĐTB 2.01), thứ chín là do sự lo lắng về việc không hoàn thành nhiệm vụ học tập (ĐTB 1.94), thứ mười là do Giảng viên không nhắc nhở bắt buộc Sinh viên tự học (ĐTB 1.93), mười một là do không khí tập thể không mang tính cạnh tranh (ĐTB 1.61).

Biểu đồ 2.5: Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng (khách quan và chủ quan) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TL PP TH NL NC KT GV N.TIN LL NN KKTT Series1

So với thang đánh giá, sự lo lắng không hoàn thành nhiệm vụ học tập, thiếu sự nhắc nhở của Giảng viên, không khí lớp học “ít ảnh hưởng” đến ĐCHT. Các yếu tố còn lại “khá ảnh hưởng” đến ĐCHT, qua thống kê không có yếu tố nào “rất ảnh hưởng” đến ĐCHT của sinh viên ĐHBD.

Tóm lại, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến động cơ học tập chủ yếu xuất phát từ những yếu tố mà sinh viên có thể học hỏi, rèn luyện được (phương pháp học tập, sự nỗ lực và kỷ luật), sau đó mới là các yếu tố sâu xa thuôc về khí chất, tính cách (sự đấu tranh nhu cầu, niềm tin vào bản thân, sự lo lắng). Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến động cơ học tập chủ yếu xuất phát từ chính hoạt động học như hình thức học tập (thực tế thực tập), phương tiện học tập (tài liệu, trang thiết bị), kiểm tra đánh giá, sau đó mới là các kích thích từ phía giáo viên và tập thể sinh viên.

Xét tất cả các yếu tố cho thấy việc thiếu phương pháp học tập, thiếu tài liệu và phương tiện thực hành, thiếu các hoạt động thực hành thực tập và nỗ lực của người học là các yếu tố quan trọng để người học đạt đến các mục đích đã định. Nhà trường, Khoa, Giảng viên cần cung cấp cho sinh viên các điều kiện

học tập này, cùng với sự nỗ lực của người học, động cơ học để có kỹ năng thực hành nghề và kiến thức sẽ được biểu hiện mạnh mẽ hơn hiện nay.

d. Sự khác biệt giữa yếu tố ảnh hưởng thuộc chủ thể với các nhóm khách thể

Kiểm nghiệm Anova kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm khách thể với các yếu tố chủ thể cho kết quả như sau:

* So sánh theo giới tính

Có hai yếu tố ảnh hưởng có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ là sự đấu tranh nhu cầu và tin vào khả năng của bản thân. Yếu tố ảnh hưởng bởi “có những nhu cầu khác trong khoảng thời gian dành cho việc học” với Sig = 0.011 cho thấy nam giới bị ảnh hưởng bởi yếu tố này nhiều hơn nữ giới, nam giới dành thời gian cho các nhu cầu khác nhiều hơn nữ giới (ĐTB nữ là 2.39, nam là 2.19).

Yếu tố “tin rằng khả năng bản thân ở mức trung bình” có Sig = 0.019 cho thấy nam giới bị ảnh hưởng bởi yếu tố này nhiều hơn nữ giới, nam giới không tự tin bằng nữ giới với ĐTB là 2.13 so với nam là 1.93.

* So sánh theo nguyện vọng

Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên các nhóm nguyện vọng có sự khác biệt trong yếu tố “lo lắng thái quá về việc thi không đậu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ học tập” với Sig = 0.019. Sinh viên NV3 biểu hiện lo lắng nhiều nhất, sau đó đến sinh viên NV2 và ít nhất là sinh viên NV1 với ĐTB lần lượt là 2.22, 1.93 và 1.69.

* So sánh theo năm học

Không tìm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa sinh viên các năm học với các yếu tố ảnh hưởng thuộc chủ thể.

* So sánh theo kết quả học tập

Có sự khác biệt do “thiếu phương pháp học tập” giữa các sinh viên có học lực khác nhau với Sig = 0.028, sinh viên có học lực Giỏi ít gặp khó khăn này hơn cả (ĐTB của sinh viên Giỏi là 1.69 trong khi nhóm Khá, TB Khá, Trung bình và Dưới Trung bình lần lượt là 1.83, 2.46, 2.34, 2.51) chứng tỏ bí quyết của việc học tốt là có phương pháp học tập hiệu quả.

Có sự khác biệt do “thiếu nỗ lực và kỷ luật để thực hiện việc tự học đều đặn” với Sig = 0.031. Kết quả cho thấy sinh viên có học lực tốt có nhiều nỗ lực và kỷ luật hơn là các sinh viên học lực kém (ĐTB lần lượt Giỏi là 1.67, Khá 2.27, Trung bình Khá 2.19, Trung bình 2.38, Dưới Trung bình 2.33).

Niềm tin vào năng lực của bản thân cũng có sự khác biệt giữa sinh viên có học lực khác nhau với sig = 0.022. Kết quả ĐTB cho thấy sinh viên có học lực tốt tin vào khả năng, năng lực của bản thân hơn là các sinh viên có học lực kém hơn (ĐTB lần lượt Giỏi là 1.17, Khá 1.98, Trung bình Khá 2.33, Trung bình 2.04, Dưới Trung bình 2.38).

e. Sự khác biệt giữa yếu tố ảnh hưởng thuộc khách quan với các nhóm khách thể

Kiểm nghiệm Anova kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm khách thể với các yếu tố khách quan cho kết quả như sau:

* So sánh theo nhóm ngành, giới tính, năm thứ:

Không có yếu tố nào thuộc khách quan có sự khác biệt giữa sinh viên các nhóm khách thể.

* So sánh theo nguyện vọng:

Trong yếu tố “giảng viên giảng giải khó hiểu, không đưa ra ý nghĩa của bài học và nhiệm vụ học tập cụ thể” có sự khác biệt rõ rệt giữa sinh viên theo nguyện vọng đầu vào (Sig = 0.024). Khảo sát cho thấy sinh viên nguyện vọng

1 ít bị ảnh hưởng nhất bởi yếu tố Giảng viên (ĐTB 1.92), tiếp theo là sinh viên nguyện vọng 2 (ĐTB 2.12) và sinh viên có nguyện vọng 3 phụ thuộc vào việc Giáo viên có sử dụng các biện pháp kích thích sinh viên học tập thông qua bài giảng hơn cả (ĐTB 2.40). Như vậy, có thể thấy sinh viên nguyện vọng 1 có thể có năng lực học tập tốt hơn hoặc họ có tính tích cực, tự giác hơn sinh viên nguyện vọng 2 và 3; sinh viên NV1 không cần giáo viên giảng giải hấp dẫn, cung cấp ý nghĩa bài học, cung cấp nhiệm vụ học tập cũng vẫn có thể học tốt, trong khi sinh viên NV1 và NV3 thì không.

* So sánh theo kết quả học tập:

Xét theo kết quả học tập, trong 5 yếu tố bên ngoài có 3 yếu tố thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Yếu tố sinh viên “không tự học ở nhà vì Giáo viên không bắt buộc hay nhắc nhở” có Sig = 0.046, sinh viên có lực học loại Giỏi ít bị ảnh hưởng nhất bởi việc giáo viên có nhắc nhở hay không mới tự học, tiếp theo lần lượt loại Trung bình Khá - Khá - Trung bình - Dưới trung bình bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điểm TB thể hiện mức độ ảnh hưởng của sinh viên loại Giỏi là 1.17, Khá 1.96, Trung bình Khá 1.83, Trung bình 1.98 và Dưới trung bình là 2.18.

Việc “thiếu tài liệu học tập, phương tiện học tập và thực hành” có Sig = 0.002, cho thấy sinh viên có kết quả học tập cao ít bị phụ thuộc vào việc Nhà trường có cung cấp đủ tài liệu, phương tiện học tập và thực hành hay không,

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 81 - 92)