1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra qua dưới hình thức chủ yếu là hoạt động tự học và học trên lớp, cần có hai điều kiện là “yếu tố nội lực” từ phía sinh viên và yếu tố ngoại lực” như Giáo viên, trang thiết bị học tập… Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên nằm chính ngay trong hoạt động học tập, tức là các yếu tố điều kiện bên ngoài và thái độ bên trong của người học, được biểu hiện trong từng nhóm động cơ. Tóm lại, động cơ học tập của sinh viên ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố chủ quan và khách quan với các yếu tố cụ thể như:
a. Yếu tố chủ thể
+ Sự đấu tranh nhu cầu: Trong cùng một thời điểm con người có nhiều nhu cầu nổi lên đòi hỏi phải thỏa mãn, trong trường hợp đó xảy ra tình trạng đấu tranh động cơ, con người sẽ chọn và thực hiện một nhu cầu nào đó cấp thiết và có ý nghĩa nhất với họ. Theo Maslow, con người có những nhu cầu cơ bản và nhu cầu cao cấp, con người phải được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản thuộc về bản năng như ăn uống, nghỉ ngơi trước, khi được thỏa mãn các nhu cầu này mới nghĩ đến việc thỏa mãn các nhu cầu cao cấp như khẳng định bản thân, học hỏi, giao tiếp xã hội… Hàng ngày, sinh viên thường hoạch định thời gian biểu cho việc học tập, tuy nhiên họ cũng có nhiều nhu cầu khác dẫn tới việc bị chi phối sự tập trung, thay đổi kế hoạch học tập đã định trước, dành thời gian cho các nhu cầu khác trong khoảng thời gian dự định dành cho việc học tập như ăn uống, nghỉ ngơi, đi chơi…
+ Thiếu nỗ lực ý chí: biểu hiện ở chỗ thiếu nỗ lực và kỷ luật để thực hiện mục tiêu học tập, không duy trì được sự cố gắng. Mục tiêu học tập là những gì
người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình. Mặc dù có động cơ học tập nhưng động cơ (mong muốn) không thành hiện thực vì người học thường thiếu nỗ lực, kỷ luật để thực hiện hoặc không duy trì được mục tiêu.
+ Thiếu năng lực học tập: biểu hiện ở việc người học thiếu phương pháp tư duy và phương pháp học tập bộ môn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sinh viên thấy việc học trở lên quá dễ dàng hoặc quá khó khăn, ví dụ quá dễ để qua môn thi nếu họ chịu khó học thuộc mà không cần hiểu nhưng quá khó khăn để hiểu bản chất của vấn đề.
+ Thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân: một số cá nhân tin vào việc năng lực của bản thân mình chỉ giới hạn ở mức bình thường và không có biện pháp nào cải thiện được. Một số người thì tin rằng điểm số thể hiện đúng năng lực của họ, nếu những sinh viên học tập vì động cơ bên trong, vì sự khám phá tri thức thì họ không quá lo lắng và mất tự tin vì điều này. Ngược lại, những sinh viên học tập vì động cơ bên ngoài sẽ mất tự tin và lo lắng vì tin rằng điểm số thể hiện năng lực của họ.
+ Sự lo lắng căng thẳng: sinh viên có thái độ lo lắng thường khó có thể hoàn tất bài vở một cách mỹ mãn, cảm nghĩ lo âu, không an tâm, chán ngán và đi đến tình trạng tinh thần căng thẳng mặc dù họ phải là những học sinh kém về mặt nhận thức. Ảnh hưởng của nỗi lo lắng đưa đến hậu quả tai hại là làm cho người học đánh mất động cơ thúc đẩy học tập, thể hiện rõ trong việc sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhất là trong việc soạn thảo và trình bày bài báo cáo, trong việc thi cử và hoàn thành chương trình học. Họ thường phân tán tư tưởng dù đang chăm chú nghe giảng, lo lắng sẽ bị giáo viên và bạn bè chì trích và trở lên lúng túng không biết làm thế nào, không đủ tập trung vào các mục đích bài học và hoàn thành chúng. Thêm vào đó, họ không có thói
quen học tập thích đáng, không biết khi nào nên học cái này khi nào nên học cái kia, khi nào học tập khi nào giải trí [21, 229 – 240].
b. Yếu tố khách quan
+ Không khí học tập: tập thể lớp hoặc nhóm bạn có ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen, suy nghĩ của nhau trong việc học tập, sự ảnh hưởng lẫn nhau như câu nói “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” trong khi “học thầy không tày học bạn”. Trong một tập thể nào đó, nếu có không khí tranh đua học tập thì các thành viên sẽ học tốt hơn tập thể không có không khí tranh đua trong học tập. + Giảng viên: hoạt động giảng dạy có khả năng kích thích động cơ học tập, hứng thú hoặc làm hạn chế tính tích cực học tập, hứng thú của người học. Một trong những điểm gây khó khăn cho sinh viên trong học tập là giáo viên không cung cấp cho sinh viên mục đích ý nghĩa bài học, giảng giải khó hiểu, không đưa ra nhiệm vụ học tập cụ thể, không đưa ra các yêu cầu sinh viên phải tự học ở nhà như đọc giáo trình, chuẩn bị thảo luận.
+ Các hoạt động thực hành, thực tập thực tế: thực hành thực tập thực tế vừa là hình thức học tập, nội dung học tập vừa là yếu tố kích thích động cơ học tập. Sinh viên không chỉ học để lấy tri thức mà nhu cầu học để có một nghề, không thể học nghề nếu chỉ thực hành bằng các bài tập đơn thuần và mô hình trong bài giảng của giáo viên. Người Việt Nam có câu “trăm hay không bằng tay quen”, “trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng một làm” để nói về vai trò của việc “hành” đối với việc học của sinh viên. Vì vậy, nó là yếu tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinh viên. + Phương pháp kiểm tra đánh giá: phương pháp kiểm tra đánh giá cũng là yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của SV. Vì kết quả học tập không cao hoặc quá trình học tập thất bại (thi không đậu) khiến sinh viên hoang mang, lo lắng, không duy trì được động cơ học tập lấy kiến thức mà chú trọng vào việc học “để lấy điểm”. Sinh viên sẽ mất hứng thú nếu những thách thức quá cao
có thể do thiếu sự giúp đỡ của Giáo viên, thiếu tài liệu học tập, thiếu các tiêu chí đánh giá nội dung kiểm tra. Động cơ học tập chỉ có thể duy trì được nếu mục đích học tập và chuẩn kiến thức mang tính thách thức nhưng không quá nặng nề.
+ Phương tiện thực hành, giáo trình học tập: phương tiện thực hành và giáo trình học tập là điều kiện cần có để sinh viên học lý thuyết cũng như thực hành. Sinh viên không thể hăng say học tập và học tập tốt nếu không được cung cấp đầy đủ, phong phú.
Như vậy, có một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của sinh viên, các yếu tố này có thể biểu hiện ở các mức độ rất khác nhau sẽ được phân tích cụ thể trong kết quả nghiên cứu.