Các tiêu chí nghiên cứu về động cơ học tập

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 44 - 49)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.2.4.3 Các tiêu chí nghiên cứu về động cơ học tập

Từ các nội dung được trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất các tiên chí nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên như sau :

a. Cách phân loại động cơ học tập

Phân loại động cơ học tập thành nhóm động cơ bên trong và nhóm động cơ bên ngoài với các động cơ trong nhóm như:

+ Nhóm động cơ bên trong bao gồm 2 động cơ:

Học để học hỏi, thu nhận kiến thức

Học để có kỹ năng thực hành nghề + Nhóm động cơ bên ngoài bao gồm 4 động cơ

Học để có kết quả học tập tốt (có điểm)

Để có bằng đại học

Để được thầy cô và cha mẹ khen ngợi, động viên

Để tranh đua, khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể

b. Biểu hiện của động cơ học tập

Với mỗi nhóm động cơ bên trong và nhóm động cơ bên ngoài có những biểu hiện cụ thể và điều kiện để giữ được vai trò của nó.

* Các biểu hiện của động cơ học tập bên trong:

Động cơ bên trong phản ánh các ý nghĩ và hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu gắn với đối tượng của hoạt động học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Biểu hiện ở nhu cầu học hỏi thu nhận kiến thức, kỹ năng. Động cơ bên trong biểu hiện qua các hành vi, thái độ và nhận thức như sau:

+ Sinh viên hiểu và nắm rõ mục đích học tập của chính mình trên cơ sở ý thức được nghề nghiệp tương lai, ý thức được vai trò vị trí của bản thân trong xã hội tương lai là một cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao.

+ Lập kế hoạch chi tiết nhiệm vụ học tập và thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ học tập đạt kết quả cao nhất. Xây dựng tâm thế học tập, đó là sự huy động nguồn lực để thực hiện tốt nhất một nhiệm vụ học tập nhất định.

+ Dành nhiều thời gian cho việc tự học, đi thư viện tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau để củng cố và bổ sung kiến thức. Tìm kiếm các nguồn tài liệu để thu nhận kiến thức bằng cách so sánh, đối chiếu, phê phán và tìm ra những điều mới mẻ. Đọc sách, tài liệu ở nhà để chuẩn bị cho việc học tập ở trên lớp, khi giảng viên trình bày nội dung bài học họ sẽ tự mình hiểu ra vấn đề đó.

+ Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các giờ học trên lớp. Khi có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, thực hiện các nhiệm vụ học tập, thực hiện việc kiểm tra giảng viên giao phó. Khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên, người học lập kế hoạch cụ thể hóa nhiệm vụ học tập của mình, tự tổ chức hoạt động học tập (lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập phù hợp với yêu cầu học tập và điều kiện của bản thân).

+ Mong chờ và hứng thú với những giờ thực hành và luyện tập trên lớp. Tìm kiếm các bài tập ngoài giáo trình, thực hiện các đề tài nghiên cứu nhỏ. Tích cực vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

Sinh viên học tập vì động cơ học tập bên trong thường có nỗ lực ý chí để khắc phục khó khăn, không có những lo lắng căng thẳng về mặt tâm lý. Sinh viên thể hiện khả năng tự quyết, có tinh thần độc lập, tự chủ giải quyết các khó khăn trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến.

- Điều kiện để hình thành và thực hiện các động cơ bên trong, đòi hỏi sinh viên phải:

+ Nhận thức đúng đắn về động cơ học tập. Hình thành động cơ nhận thức thể hiện ở nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức.

+ Có ý thức về việc tự học và năng lực tự học.

+ Tin tưởng vào khả năng của bản thân, nỗ lực trong học tập, vượt qua những khó khăn trong học tập. Sinh viên phải nhận thức được rằng việc học tập không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà song song với nó sinh viên phải tự mình tìm kiếm các kiến thức liên quan.

+ Chủ động giải quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống mà không cần sự nhắc nhở của người khác.

+ Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật cao.

* Các biểu hiện của động cơ học tập bên ngoài:

Động cơ bên ngoài thường mang mục đích thực dụng, phản ánh các ý nghĩ và hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu được an toàn, nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định, nhu cầu được khen ngợi và tránh sự trách phạt. Động cơ bên ngoài biểu hiện qua các nhu cầu, hành vi và thái độ học tập sau:

+ Ý thức về lợi ích của việc học đối với tương lai: trong khi các sinh viên học tập vì động cơ bên trong mong muốn tìm thấy giá trị và lợi ích từ mỗi bài học, mỗi trang sách đọc được, tóm lại là những giá trị hiện tại thì các

sinh viên học tập vì ĐCHT bên ngoài nhìn nhận lợi ích và giá trị từ việc học tập có tính chất lâu dài trong tương lai. Ví dụ như: nếu có bằng cấp nhất định trong lĩnh vực đang học họ sẽ có lợi ích lâu dài, được an toàn về tương lai và nghề nghiệp, không phải lao động nặng nhọc, lương thấp hay xếp vào tầng lớp thấp kém trong xã hội. Nhận thức được sự thành đạt trong sự nghiệp tương lai và sự thành đạt trong tương lai làm tăng sự tự trọng của họ trong quá trình học tập. Họ sẽ thực hiện hành động từng bước để hướng đến sự thành đạt. Đây là động cơ bên ngoài tương đối mạnh và có ở hầu hết học viên (kể cả những học viên mà động cơ của họ không rõ ràng). Chính vì vậy họ quan tâm đế việc lấy được tấm bằng, quan tâm đến giá trị của tấm bằng vì nó thể hiện giá trị của bản thân họ. Để có bằng, họ chỉ chú trọng vào việc thi cử qua các môn, đủ điều kiện nhận bằng hơn là thu nhận được bao nhiêu kiến thức.

+ Nhu cầu về sự được khẳng định, được chấp nhận của bạn bè nếu mình học tốt, điểm cao: điều này gắn với lòng tự trọng ngay cả đối với học viên không thích thú với việc học hành thì họ vẫn cố gắng để bằng các học viên khác, nhằm tránh bị đánh giá về thái độ học tập của mình.

+ Ý thức về hậu quả của việc không học sẽ bị thiệt thòi hoặc bị gây khó chịu, ví dụ bạn bè sẽ coi thường, cha mẹ sẽ không đầu tư hoặc phải đi kiếm sống nếu không học, thầy cô sẽ trách phạt bằng cách cho điểm thấp, Nhà trường buộc phải thi lại, học lại đồng nghĩa với việc bỏ ra chi phí nhiều hơn những người khác. Học tập chủ yếu để tránh bị cha mẹ la mắng hoặc để nhận được phần thưởng về vật chất hay sự tài trợ về tài chính. Nguyên nhân sâu xa có thể do cha mẹ sinh viên không muốn con cái họ tham gia hoạt động lao động quá sớm, không được học tập sẽ có vị thế trong xã hội thấp kém, tránh cho con trai phải tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc con gái phải lập gia đình và có con sớm. Người học sẽ bám vào sự

định hướng và mong đợi của cha mẹ, vừa làm cho cha mẹ hài lòng vừa đảm bảo về lợi ích tương lai cho mình. Nhiều học sinh không thành lập được tính tự giác trong học tập, nếu Giáo viên nhắc nhở, động viên, dạy dễ hiểu thì thích học, chăm học. Nếu Giáo viên không nhắc nhở động viên, nội dung bài học phức tạp, rối rắm thì họ thường né tránh việc đầu tư thời gian và công sức cho việc học [19].

Sinh viên học tập vì động cơ học tập bên ngoài thường có thái độ né tránh thất bại, giấu diếm những khó khăn trong học tập, gắn liền với sự lo lắng căng thẳng tâm lý, sinh viên không có khả năng vượt qua các khó khăn và trở ngại trong học tập. Hơn nữa nó đòi hỏi sinh viên phải đấu tranh với chính bản thân mình nên dễ từ bỏ các kế hoạch học tập, dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học …

- Điều kiện để các động cơ bên ngoài trở thành các nguồn kích thích, động viên người học là:

+ Các yếu tố bên ngoài luôn được củng cố, duy trì.

+ Các nguồn kích thích phải đủ mạnh và phù hợp với đối tượng trong các điều kiện nhất định. Ví dụ, trong một số trường hợp giáo viên sử dụng biện pháp khích lệ, khen thưởng nhưng trong trường hợp khác giáo viên sử dụng biện pháp trách phạt mới có hiệu quả.

+ Người học phải nhận thức hay cảm nhận được ý nghĩa của các nguồn động viên đó, coi nguồn động viên đó như là động cơ giúp họ học tốt hơn, ví dụ cảm thấy có lỗi với cha mẹ nếu mình học hành kém, học tốt hơn nếu Giáo viên khen ngợi.

+ Người học phải khắc phục được thái độ học tập do động cơ học tập bên ngoài đem lại như khắc phục sự lo lắng căng thẳng, chiến thắng các nhu cầu khác đặt nhu cầu học tập nên hàng đầu.

Hai nhóm động cơ học tập này xuất hiện trong tất cả các hoàn cảnh học tập (học trên lớp, tự học), ở tất cả chủ thể học tập. Tuy vậy, tùy thuộc vào

hoàn cảnh và chủ thể mà chúng biểu hiện ở mức độ khác nhau, động cơ này hay động cơ kia nổi lên chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 44 - 49)