Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 34 - 36)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.2.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên

Sự phát triển về thể chất ở giai đoạn này đã đạt đến mức hoàn thiện, trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ ron thần kinh đạt mức cao nhất 14 -16 tỉ tế bào, quá trình myelin hóa cao độ, sự liên kết rộng khắp giữa các kênh làm cho não bộ trở lên nhanh, nhạy, chính xác đặc biệt so với lứa tuổi khác.

Đây là giai đoạn phát triển đồng đều về hệ xương và cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên. Các tố chất về thể lực: sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt.

Lứa tuổi sinh viên vào độ tuổi từ 18 – 25, được xếp vào nhóm người trưởng thành trẻ tuổi, độ tuổi này đã được xã hội và pháp luật công nhận là công dân thực thụ, có quyền làm những việc pháp luật cho phép và được quyền bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề xã hội. Ở các nhóm thanh niên khác như thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn ở tuổi này đã tham gia vào hoạt động lao động sản xuất và lập gia đình nhưng thanh niên sinh

viên vẫn tiếp tục học tập. Chính vì vậy trong đặc điểm tâm lý của họ vẫn còn kế thừa những đặc điểm của học sinh phổ thông (thời kỳ đầu thanh niên). Thanh niên sinh viên được coi là nhóm trưởng thành về mặt xã hội muộn nhất so với các nhóm thanh niên khác.

Về sự phát triển trí tuệ cho thấy hoạt động học tập của họ có tính chất mở rộng theo năng lực và sở trường. Nhân cách cũng đã định hình, hình thành sự quan tâm đến vấn đề lao động sáng tạo và đạt năng suất, làm chủ được các kỹ năng và khả năng chủ yếu để hoàn thiện bản thân. Có thể chấp nhận sự thay đổi, khả năng thích nghi, biến đổi mình và huy động năng lượng trong con người mình để thực hiện mục đích của bản thân, có khả năng giải quyết các xung đột và điều chỉnh cho phù hợp với sự trông đợi của thế giới người lớn.

Trong đặc điểm phát triển nhân cách, nhu cầu được tôn trọng bộc lộ rõ nét. Nhu cầu được tôn trọng thành hai loại chính: tự trọng và được tôn trọng. Tự trọng bao gồm: năng lực, tự tin, thành quả, độc lập, tự do. Con người biết rằng anh ta là một người có khả năng, có thể đương đầu với những đòi hỏi mà cuộc sống đặt ra. Được tôn trọng bao gồm: uy tín, sự thừa nhận, danh tiếng, vị thế, sự đánh giá và sự công nhận. Trong trường hợp này, con người biết rằng những gì anh ta làm được những người quan trọng thừa nhận và đánh giá. Tuy nhiên, mức độ nhu cầu biểu hiện cao hay thấp, tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào năng lực, sự tự đánh giá của mỗi cá nhân.

Sự phát triển về định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao có ý nghĩa điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới giá trị đó. Định hướng giá trị của người trưởng thành trẻ tuổi liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ.

Đời sống xúc cảm, tình cảm thì đây là thời kỳ phát triển tích cực nhất những loại tình cảm cao cấp: tình bạn, tình yêu, ước mơ, lý tưởng.

Lý do khác sinh viên được tính vào nhóm người trưởng thành, được xác định bằng một số đặc điểm: khả năng kết thân, khả năng trao và nhận tình yêu, khả năng thể hiện tình yêu thương và khả năng có ý thức về các trách nhiệm của mình trong tình dục, khả năng kết bạn, biết giúp đỡ người khác, nhận thức rõ về bản thân, biết rõ các mục tiêu của cuộc sống và biết rõ các khả năng của bản thân, ý thức về con đường đời của mình đi theo hướng nào là tốt nhất. Tóm lại, là độ tuổi mà con người thực hiện được mọi việc, tự quan sát để biết rõ về mình và nhận thức được là người khác xét đoán về mình như thế nào”[4], [14].

Với những đặc điểm trên, so với thanh niên học sinh ở các lớp cuối bậc phổ thông, sự phát triển trí tuệ của thanh niên sinh viên đã phát triển ở mức cao hơn, khả năng tự đánh giá về bản thân và người khác được coi trọng và khách quan hơn. Mặt khác, ở lứa tuổi này đã có sự phân hóa về năng lực, sự định hướng giá trị nghề nghiệp và chí hướng nghề nghiệp đã biểu hiện rõ rệt. Chính vì vậy, động cơ học tập của sinh viên được phân hóa và biểu hiện rõ nét hơn rất nhiều so với thanh niên mới lớn (học sinh cuối bậc phổ thông).

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 34 - 36)