1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2.2.2.2 Nhận thức của sinh viên về các động cơ chi phối việc học tập
a. Mức độ ưu tiên của sinh viên đối với các ĐCHT
Nhận thức (ý thức) về động cơ chi phối việc học tập là biểu hiện đầu tiên và quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên với việc họ đặt tầm quan trọng, ưu tiên đối với một số nhu cầu, mục đích học tập nào đó. Động cơ nào được nhiều người lựa chọn càng gần ưu tiên 1 và có điểm trung bình cao chứng tỏ động cơ đó chiếm ưu thế, có vị trí quan trọng trong nhận thức của sinh viên. Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.1 cho các kết quả khảo sát ý kiến sinh viên như sau:
Bảng 2.3: Mức độ ưu tiên của sinh viên đối với các ĐCHT
Động cơ Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Ưu tiên 5 Ưu tiên 6
Để được học hỏi, thu nhận kiến thức N 108 78 48 71 24 29 % 30.2 21.8 13.4 19.8 6.7 8.1 Để có bằng đại học N 68 100 81 51 35 23 % 19.0 27.9 22.6 14.2 9.8 6.4 Để có kết quả học tập tốt (có điểm) N 17 51 70 83 75 62
% 4.7 14.2 19.6 23.2 20.9 17.3
Để có kỹ năng thực hành nghề
N 155 86 63 39 8 7
% 43.3 24.0 17.6 10.9 2.2 2.0
Để được thầy cô và cha mẹ khen ngợi N 2 14 33 40 138 131 % 0.6 3.9 9.2 11.2 38.5 36.6 Tranh đua, khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể N 6 31 68 73 78 102 % 1.7 8.7 19.0 20.4 21.8 28.5
Theo thứ tự, động cơ “học tập để có kỹ năng thực hành nghề” được 43.3% sinh viên chọn là ưu tiên số 1 và 24.0% sinh viên lựa chọn là ưu tiên số 2.
Động cơ“học hỏi, thu nhận kiến thức”được 30.2% sinh viên lựa chọn là ưu tiên số 1, 21.8% sinh viên lực chọn là ưu tiên số 2. Động cơ này không nhận được ý kiến của nhiều sinh viên như động cơ thứ nhất. Đây cũng là kết quả gây ngạc nhiên cho tác giả vì nó cũng khác với nhận định ban đầu là đa số sinh viên vào Đại học theo nguyện vọng 2 và 3 với số điểm rất thấp, khả năng học tập yếu kém dẫn đến việc các em không coi trọng mục tiêu học tập để học hỏi thu nhận tri thức.
Động cơ học tập“ để có bằng đại học” được 19% số người chọn là ưu tiên 1, 27.9% ưu tiên 2 , số người lựa chọn chủ yếu từ ưu tiên 1 đến ưu tiên 4.
Động cơ “để có kết quả học tập tốt”, số người lựa chọn chủ yếu từ ưu tiên 2 đến ưu tiên 6 ở mức độ khoảng 20% mỗi ưu tiên.
Động cơ “muốn tranh đua, khẳng định với bạn bè qua thành tích học tập” chủ yếu phân bố từ ưu tiên 2 đến ưu tiên 6, đặc biệt có 28.5% lựa chọn là ưu tiên 6 – mức ít quan trọng nhất.
Động cơ “học để được thầy cô và cha mẹ khen ngợi, động viện” có 30.5% sinh viên lựa chọn là ưu tiên 5 và 36.6% sinh viên lựa chọn là ưu tiên 6. Ở lứa tuổi học sinh phổ thông, hai động cơ này có lẽ chiếm vị trí cao hơn bởi đặc trưng tâm lý lứa tuổi và vị trí của họ trong xã hội. Sinh viên là nhóm người trưởng thành, tự lo cho cuộc sống của bản thân từ việc sắp xếp thời gian cho việc học và sinh hoạt, vai trò giám sát, khích lệ của cha mẹ giảm dần, một số sinh viên sống xa gia đình vì vậy động cơ này hầu như không hiện hữu cụ thể. Ngay cả việc tự khẳng định bản thân thông qua thành tích học tập ở trong tập thể đối với sinh viên không phải nhu cầu nổi trội như ở học sinh phổ thông – giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên.
Biểu đồ 2.1: Thứ tự ưu tiên các ĐCHT trong nhận thức
Biểu đồ 2.1 cho thấy thứ tự ưu tiên các ĐCHT trong nhận thức của sinh viên: động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” là quan trọng nhất, thứ hai là
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 có
nghề thứckiến bằng điểm tranhđua
khen ngợi
động cơ “học hỏi thu nhận kiến thức”, thứ ba là động cơ học “để có bằng”, thứ tư là học “để có kết quả học tập tốt”, thứ năm là động cơ “học để tranh đua, khẳng định với bạn bè” và ít quan trọng nhất là động cơ “được thầy cô và cha mẹ khen ngợi, động viên”.
Động cơ học “để có kỹ năng nghề” có ĐTB 4.89, động cơ học “để có kiến thức” có ĐTB 4.23, học “để có bằng” ĐTB 4.14, so với thang đánh giá cho thấy sinh viên ĐHBD nhận thức ba động cơ này “rất quan trọng”. Động cơ học “để có kết quả học tập” có ĐTB 3.07, động cơ “được khen” ĐTB 2.09 và “tranh đua với bạn bè” ĐTB 2.63, so với thang đánh giá cho thấy sinh viên ĐHBD nhận thứ ba động cơ này “khá quan trọng” đối với việc học tập của họ.
Xét về nhóm động cơ, sinh viên ĐHBD nhận thức nhóm động cơ bên trong giữ vai trò quan trọng chi phối hoạt động học tập của họ bao gồm động cơ “học hỏi khám phá tri thức” và “có kỹ năng thực hành nghề”. Hình thành được động cơ này là lý tưởng cho hoạt động dạy học nói chung và hoạt động học tập của sinh viên trường ĐHBD nói riêng với phương châm học tập mà trường đưa ra là “học - hỏi - hiểu - hành”.
b. Sự khác biệt giữa nhận thức các động cơ chi phối việc học tập với các nhóm khách thể
Sử dụng kiểm nghiệm Anova để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm khách thể với nhận thức về các động cơ chi phối việc học tập cho kết quả như sau:
* So sánh theo giới tính
So sánh theo giới tính cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong hai động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” và “muốn tranh đua, khẳng định với bạn bè”. Ở động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” có Sig = 0.038, ĐTB của nam là 5.06 và nữ là 4.78, chứng tỏ nam giới có xu hướng coi trọng kỹ năng thực hành nghề hơn nữ giới, điều này liên quan đến việc đa số nam giới học
các ngành Kỹ thuật, đặc trưng ngành học có liên quan đến việc thực hành. Ở động cơ “tranh đua, khẳng định với bạn bè” nữ giới có xu hướng coi trọng nhu cầu khằng định, nhiều hơn nam giới vì ĐTB của nữ giới là 2.79 trong khi nam giới có ĐTB là 2.38.
* So sánh theo nhóm ngành
Động cơ học tập “để có kỹ năng thực hành nghề” với Sig = 0.051, đặc biệt giữa nhóm Kỹ thuật với nhóm Xã hội có Sig = 0.015, chúng tôi kết luận có sự khác biệt rõ rệt về mức độ biểu hiện nhận thức về động cơ học tập giữa sinh viên các nhóm ngành. Ở nội dung này, nhóm ngành Kỹ thuật cho rằng động cơ này quan trọng hơn với ĐTB 5.08, trong khi nhóm ngành Xã hội ĐTB là 4.68, cho thấy có sự chênh lệch giữa hai nhóm.
Động cơ học tập “để tranh đua, khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể”với Sig = 0.000, đặc biệt giữa nhóm Kỹ thuật và nhóm Kinh tế có Sig = 0.000, kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức về động cơ học tập của sinh viên theo chuyên ngành, điểm TB xếp theo thứ tự nhóm Kinh tế là 2.98 và nhóm Kỹ thuật là 2.26. Sinh viên ngành Kinh tế biểu hiện mạnh nhất về nhu cầu khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể, cao hơn so với hai ngành còn lại.
Ở động cơ học “để có một nghề nghiệp chuyên môn” và “để tranh đua, khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể” cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên ba nhóm ngành.
* So sánh theo năm học
Không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các năm.
* So sánh theo nguyện vọng
Chỉ có động cơ “học hỏi thu nhận kiến thức” có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên giữa các nhóm nguyện vọng với Sig = 0.048. Có sự khác biệt rõ rệt giữa sinh viên nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 với Sig = 0.016, sinh viên
học theo nguyện vọng 1 có ĐTB trong động cơ này là 3.64 và sinh viên nguyện vọng 2 có ĐTB là 4.32, chứng tỏ sinh viên nguyện vọng 2 cho rằng học để thu nhận kiến thức quan trọng hơn sinh viên nguyện vọng 1.
* So sánh theo kết quả học tập
Có sự khác biệt nhận thức rõ rệt giữa các sinh viên ở ba động cơ xét theo kết quả học tập. Nhận thức về động cơ “có bằng Đại học” có sự khác biệt ý nghĩa giữa các loại kết quả học tập với Sig = 0.031. Điểm TB của sinh viên loại Giỏi = 2.83, Khá = 3.88, Trung bình Khá và Trung bình = 4.19, dưới trung bình = 5.06, cho thấy sinh viên càng có kết quả học tập thấp coi trọng động cơ “có bằng” hơn các sinh viên có kết quả học tập cao.
Nhận thức về động cơ “có kết quả học tập tốt” với Sig = 0.014 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau. Điểm TB của sinh viên loại Giỏi = 2.33, Khá = 2.77, Trung bình Khá = 3.13, Trung bình = 3.10, dưới trung bình = 4.00, cũng cho thấy sinh viên càng có kết quả học tập thấp càng coi trọng động cơ “có điểm” hơn các sinh viên có kết quả học tập cao.