1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Vài nét về Trường Đại học Bình Dương
2.1.1 Trường Đại học Bình Dương
Trường Đại học Bình Dương được thành lập từ năm 1997, là một trong những trường Đại học tư thục ra đời sớm nhất ở Việt Nam theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
* Đối tượng đào tạo: đối tượng tuyển sinh của Trường là những người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đã tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học, đạt điểm chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo và điểm chuẩn của Trường Đại học Bình Dương.
* Triết lý, quan điểm đào tạo: Xây dựng nền “giáo dục mở” trong đó giáo dục là của mọi người, cho mọi người, mọi người được quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp xây dựng phát triển giáo dục. Với tôn chỉ mục đích
Cổ vũ tinh thần ham học hỏi Đề cao khả năng tự đào tạo
Dấn thân vì sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Cho xã hội Việt Nam phát triển
* Mục tiêu đào tạo: đào tạo kỹ sư, cử nhân thực hành các ngành kinh tế, kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, xã hội nhân văn có phẩm chất đạo đức, có năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, có sức khỏe, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước hòa nhập thắng lợi vào nền kinh tế mở - kinh tế thị trường.
* Yêu cầu về chất lượng đào tạo: sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Bình Dương phải có tiêu chuẩn như sau:
- Phẩm chất đạo đức:
+ Trách nhiệm với bản thân + Trách nhiệm với gia đình + Trách nhiệm với xã hội + Trách nhiệm với thiên nhiên - Năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
+ Có năng lực tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có năng lực tư duy độc lập, lao động sáng tạo, lao động hiệu quả. + Có khả năng cạnh tranh liên kết – liên kết cạnh tranh
+ Sử dụng thông thạo máy tính, ngoại ngữ.
2.1.2 Sinh viên Trường Đại học Bình Dương
Sinh viên của trường ĐHBD chủ yếu đến từ khu vực Tây Nguyên, giao thông và phương tiện đi lại từ Bình Dương đi Thành phố Hồ Chí Minh hay Tây Nguyên đều rất thuận lợi. Một đặc điểm nổi bật là sinh viên ĐHBD sống trong các khu Ký túc xá quanh trường do dân thành lập, có sự quản lý của Nhà trường vì vậy việc học tập và sinh hoạt của sinh viên có phần thuận tiện và chi phí ít hơn so với sinh viên ở các thành phố lớn.
Về học tập, sinh viên được tiếp cận với những tri thức mới nhất từ những người thầy giỏi từ các trường khác bởi vì giảng viên chủ yếu được Nhà trường mời giảng. Về chính sách hỗ trợ, sinh viên ở ĐHBD phải được xếp loại Giỏi cuối năm được hỗ trợ học bổng 1 lần/năm học với mức 1.000.000 đồng, các
sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí lên tới 3.000.000 đồng/đề tài.
Không chỉ quan tâm mời các Giảng viên giỏi mà Nhà trường rất quan tâm đến các hoạt động cho sinh viên giao lưu với các trường trong và ngoài nước, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, mùa hè xanh …Vì vậy, so với các trường trong địa bàn, sinh viên ĐHBD được coi là năng động và sáng tạo trong các hoạt động đoàn thể và hoạt động cộng đồng.
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương
2.2.1 Cách tổ chức nghiên cứu
2.2.1.1 Cách xây dựng bảng hỏi
- Mục đích: tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các động cơ chi phối việc học tập của họ, các hành động biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Bình Dương.
Trước khi xây dựng phiếu hỏi chính thức, người nghiên cứu đã xác định các động cơ đưa ra nghiên cứu (tham khảo có bổ sung các loại động cơ của tác giả A.A Rian và V.A Iarunhin). Trên cơ sở các động cơ, trong phiếu thăm dò mở (Phụ lục 1), người nghiên cứu đã phát phiếu thăm dò mở để thu thập các hành động học tập của sinh viên tương ứng các động cơ học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Từ kết quả thu được của các phiếu thăm dò mở, xây dựng Bảng hỏi chính thức.
2.2.1.2 Cách chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu chọn theo tiêu chí ngành học và năm thứ, các tiêu chí như nguyện vọng, giới, học lực được chọn ngẫu nhiên. Phân bố mẫu theo bảng sau:
Bảng 2.1: Mẫu nghiên cứu
Mẫu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng
Kinh tế 30 33 35 22 120
Xã hội 26 25 31 29 111
Kỹ thuật 33 32 33 29 127
Tổng 89 90 99 80 358
2.2.1.3 Cách thu thập số liệu
Bảng hỏi được phát và thu phiếu trực tiếp, có giới thiệu về nguyên tắc khuyết danh và yêu cầu về sự chân thực. Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần:
- Phần thông tin chung vể khách thể nghiên cứu bao gồm: nhóm ngành học, giới tính, năm thứ, nguyện vọng, kết quả học tập.
- Phần nội dung bảng hỏi: gồm 3 câu hỏi với nhiều yếu tố đề cập 3 nội dung (Phụ lục 2).
+ Câu 1: khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng trong 6 động cơ học tập được đưa ra đối với việc học tập của họ. Mỗi động cơ có 6 lựa chọn ưu tiên từ 1 đến 6, ưu tiên 1 tương đương với động cơ đó rất quan trọng đối với họ, ưu tiên 6 là ít quan trọng nhất.
+ Câu 2: khảo sát mức độ thực hiện các hành động của sinh viên tương ứng với các động cơ. Có 15 hành động thuộc 6 nhóm động cơ, mỗi hành động có 4 lựa chọn từ mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không khi nào.
+ Câu 3: khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên. Có 11 yếu tố bao gồm các yếu tố chủ thể và yếu tố khách quan, mỗi yếu tố có 4 lựa chọn từ mức rất ảnh hưởng, ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, không ảnh hưởng.
2.2.1.4 Cách xử lý số liệu
a. Thang điểm
+ Phần nhận thức các mục đích học tập chi phối việc học tập: nếu sinh viên lựa chọn ưu tiên 1 (= động cơ có vị trí quan trọng nhất) cho 6 điểm và 1 điểm ( = động cơ có vị trí ít quan trọng nhất). Cho điểm giảm dần từ 6 đến 1 điểm tương đương ưu tiên 1 đến ưu tiên 6.
+ Phần biểu hiện các hành động hướng đến các mục đích: mỗi động cơ học tập có các hành động học tập tương ứng, việc thực hiện các hành động được đánh giá theo 4 mức và cho điểm ứng với mỗi mức : rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm), không khi nào (1 điểm).
+ Phần các yếu tố ảnh hưởng: bao gồm các yếu tố thuộc chủ thể (bản thân sinh viên) và các yếu tố khách quan với các mức độ: rất ảnh hưởng (4 điểm), ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), không ảnh hưởng (1 điểm).
b. Thang đánh giá
- Phần nhận thức về động cơ chi phối việc học tập: đánh giá bằng % ý kiến đối với mỗi động cơ và mức độ ưu tiên của động cơ đó. Động cơ nào có % số người lựa chọn gần ưu tiên 1 cao thì động cơ đó chiếm ưu thế về mặt nhận thức. Điểm ĐTB cao nhất 6.0 và thấp nhất 1.0.
+ ĐTB từ >1.0 đến 2.0: động cơ được nhận thức ở mức “ít quan trọng” + ĐTB từ > 2.0 đến 4.0: động cơ được nhận thức ở mức “khá quan trọng” + ĐTB > 4.0 đến 6.0: động cơ được nhận thức “rất quan trọng”
- Phần biểu hiện động cơ học tập qua các hành động học tập cụ thể: đánh giá bằng % và ĐTB của mỗi biểu hiện, ĐTB cao thì động cơ đó chiếm ưu thế về mặt biểu hiện. ĐTB mỗi động cơ là ĐTB chung của các biểu hiện cụ thể trong động cơ đó. ĐTB cao nhất là 4.0 và thấp nhất là 1.0.
+ ĐTB từ >1.0 đến 2.0: động cơ được biểu hiện ở mức “yếu” + ĐTB > 2.0 đến 3.0: động cơ được biểu hiện ở mức “khá” + ĐTB > 3.0 đến 4.0: động cơ được biểu hiện ở mức “mạnh”
- Phần các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập: đánh giá bằng % và ĐTB của mỗi yếu tố, ĐTB càng cao thì ảnh hưởng càng nhiều đến động cơ học tập của sinh viên. ĐTB cao nhất 4.0 và thấp nhất 1.0.
+ ĐTB >1.0 đến 2.0: mức “ít ảnh hưởng” + ĐTB > 2.0 đến 3.0: mức “khá ảnh hưởng” + ĐTB > 3.0 đến 4.0: mức “rất ảnh hưởng”
2.2.2 Kết quả nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương Bình Dương
2.2.2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Bảng 2.2: Khách thể nghiên cứu
Khách thể
nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Giới tính Nam 140 39.1 % Kinh tế 19 15.8 Xã hội 10 9.0 Kỹ thuật 111 87.4 Nữ 218 60.9 % Kinh tế 101 84.2 Xã hội 101 91.0 Kỹ thuật 16 12.6 Nguyện vọng Nguyện vọng 1 36 10.1 % Nguyện vọng 2 277 77.4 %
Nguyện vọng 3 45 12.6 %
Sinh viên năm thứ
Năm 1 89 24.8 % Năm 2 90 27.8 % Năm 3 99 27.7 % Năm 4 80 22.3 % Kết quả học tập Giỏi 6 1.7 % Khá 82 22.9 % Trung bình khá 149 41.6 % Trung bình 104 29.1 % Dưới trung bình 17 4.7 % Khối ngành Kinh tế 120 33.5 % Xã hội 111 31 % Kỹ thuật 127 35.5 % Tổng cộng: 358
Về giới tính, ở nhóm ngành Kỹ thuật nam chiếm 87.4%, nữ chỉ chiếm 12.6%. Trong nhóm ngành Xã hội nam chỉ chiếm 9% trong khi nữ chiếm đến 91%. Nhóm ngành Kinh tế nam chiếm 15.8% và nữ chiếm 84.2%. Như vậy, nữ chiếm 60.9% tổng số khách thể (tương đương 218 sinh viên) chủ yếu ở nhóm ngành Kinh tế và Xã hội, trong khi đó sinh viên nam chiếm 39.1% (tương đương 140 sinh viên) chủ yếu nằm ở nhóm ngành Kỹ thuật.
Sinh viên đang học theo nguyện vọng 1 chỉ chiếm 10.1% vì đây là một trường dân lập và không tổ chức thi nên ít sinh viên chọn nguyện vọng 1. Sinh viên thường chọn các Trường công lập thi nguyện vọng 1, không đậu nguyện vọng 1 mới nộp đơn nguyện vọng 2 và 3. Chính vì vậy, sinh viên đang học theo nguyện vọng 2 là chủ yếu chiếm 77.4% ( tổng nguyện vọng 2 và 3 chiếm 90%).
Kết quả học tập của sinh viên chủ yếu ở mức Trung bình và Trung bình khá, tổng hai nhóm học lực này là 70.7%. Sinh viên Khá và Giỏi tổng cộng 24.6%, sinh viên có lực học Dưới trung bình chiếm 4.7%. Như vậy, sinh viên Khá và Giỏi chiếm gần 1/3 tổng mẫu, sinh viên Trung bình và Trung bình Khá chiếm 2/3 tổng mẫu, tỷ lệ sinh viên Dưới trung bình đang theo học là không đáng kể.
2.2.2.2 Nhận thức của sinh viên về các động cơ chi phối việc học tập a. Mức độ ưu tiên của sinh viên đối với các ĐCHT a. Mức độ ưu tiên của sinh viên đối với các ĐCHT
Nhận thức (ý thức) về động cơ chi phối việc học tập là biểu hiện đầu tiên và quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên với việc họ đặt tầm quan trọng, ưu tiên đối với một số nhu cầu, mục đích học tập nào đó. Động cơ nào được nhiều người lựa chọn càng gần ưu tiên 1 và có điểm trung bình cao chứng tỏ động cơ đó chiếm ưu thế, có vị trí quan trọng trong nhận thức của sinh viên. Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.1 cho các kết quả khảo sát ý kiến sinh viên như sau:
Bảng 2.3: Mức độ ưu tiên của sinh viên đối với các ĐCHT
Động cơ Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Ưu tiên 5 Ưu tiên 6
Để được học hỏi, thu nhận kiến thức N 108 78 48 71 24 29 % 30.2 21.8 13.4 19.8 6.7 8.1 Để có bằng đại học N 68 100 81 51 35 23 % 19.0 27.9 22.6 14.2 9.8 6.4 Để có kết quả học tập tốt (có điểm) N 17 51 70 83 75 62
% 4.7 14.2 19.6 23.2 20.9 17.3
Để có kỹ năng thực hành nghề
N 155 86 63 39 8 7
% 43.3 24.0 17.6 10.9 2.2 2.0
Để được thầy cô và cha mẹ khen ngợi N 2 14 33 40 138 131 % 0.6 3.9 9.2 11.2 38.5 36.6 Tranh đua, khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể N 6 31 68 73 78 102 % 1.7 8.7 19.0 20.4 21.8 28.5
Theo thứ tự, động cơ “học tập để có kỹ năng thực hành nghề” được 43.3% sinh viên chọn là ưu tiên số 1 và 24.0% sinh viên lựa chọn là ưu tiên số 2.
Động cơ“học hỏi, thu nhận kiến thức”được 30.2% sinh viên lựa chọn là ưu tiên số 1, 21.8% sinh viên lực chọn là ưu tiên số 2. Động cơ này không nhận được ý kiến của nhiều sinh viên như động cơ thứ nhất. Đây cũng là kết quả gây ngạc nhiên cho tác giả vì nó cũng khác với nhận định ban đầu là đa số sinh viên vào Đại học theo nguyện vọng 2 và 3 với số điểm rất thấp, khả năng học tập yếu kém dẫn đến việc các em không coi trọng mục tiêu học tập để học hỏi thu nhận tri thức.
Động cơ học tập“ để có bằng đại học” được 19% số người chọn là ưu tiên 1, 27.9% ưu tiên 2 , số người lựa chọn chủ yếu từ ưu tiên 1 đến ưu tiên 4.
Động cơ “để có kết quả học tập tốt”, số người lựa chọn chủ yếu từ ưu tiên 2 đến ưu tiên 6 ở mức độ khoảng 20% mỗi ưu tiên.
Động cơ “muốn tranh đua, khẳng định với bạn bè qua thành tích học tập” chủ yếu phân bố từ ưu tiên 2 đến ưu tiên 6, đặc biệt có 28.5% lựa chọn là ưu tiên 6 – mức ít quan trọng nhất.
Động cơ “học để được thầy cô và cha mẹ khen ngợi, động viện” có 30.5% sinh viên lựa chọn là ưu tiên 5 và 36.6% sinh viên lựa chọn là ưu tiên 6. Ở lứa tuổi học sinh phổ thông, hai động cơ này có lẽ chiếm vị trí cao hơn bởi đặc trưng tâm lý lứa tuổi và vị trí của họ trong xã hội. Sinh viên là nhóm người trưởng thành, tự lo cho cuộc sống của bản thân từ việc sắp xếp thời gian cho việc học và sinh hoạt, vai trò giám sát, khích lệ của cha mẹ giảm dần, một số sinh viên sống xa gia đình vì vậy động cơ này hầu như không hiện hữu cụ thể. Ngay cả việc tự khẳng định bản thân thông qua thành tích học tập ở trong tập thể đối với sinh viên không phải nhu cầu nổi trội như ở học sinh phổ thông – giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên.
Biểu đồ 2.1: Thứ tự ưu tiên các ĐCHT trong nhận thức
Biểu đồ 2.1 cho thấy thứ tự ưu tiên các ĐCHT trong nhận thức của sinh viên: động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” là quan trọng nhất, thứ hai là
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 có
nghề thứckiến bằng điểm tranhđua
khen ngợi
động cơ “học hỏi thu nhận kiến thức”, thứ ba là động cơ học “để có bằng”, thứ tư là học “để có kết quả học tập tốt”, thứ năm là động cơ “học để tranh đua, khẳng định với bạn bè” và ít quan trọng nhất là động cơ “được thầy cô và cha mẹ khen ngợi, động viên”.
Động cơ học “để có kỹ năng nghề” có ĐTB 4.89, động cơ học “để có kiến thức” có ĐTB 4.23, học “để có bằng” ĐTB 4.14, so với thang đánh giá cho thấy sinh viên ĐHBD nhận thức ba động cơ này “rất quan trọng”. Động cơ học “để có kết quả học tập” có ĐTB 3.07, động cơ “được khen” ĐTB 2.09 và “tranh đua với bạn bè” ĐTB 2.63, so với thang đánh giá cho thấy sinh viên ĐHBD nhận thứ ba động cơ này “khá quan trọng” đối với việc học tập của họ.
Xét về nhóm động cơ, sinh viên ĐHBD nhận thức nhóm động cơ bên trong giữ vai trò quan trọng chi phối hoạt động học tập của họ bao gồm động cơ “học hỏi khám phá tri thức” và “có kỹ năng thực hành nghề”. Hình thành