Biểu hiện động cơ học tập qua các hành động học tập

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 66 - 81)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2.2.2.3Biểu hiện động cơ học tập qua các hành động học tập

a. Mức độ các hành động học tập cụ thể

Với việc khảo sát các hành động cụ thể tương ứng với từng động cơ, Bảng 2.4 cho kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.4: Các hành động học tập tương ứng với ĐCHT Động cơ Hành động học tập Không khi nào Thỉnh

thoảng Thường xuyên

Rất TX N % N % N % N % Học hỏi, thu nh ận ki ến th ức

Tìm đọc nhiều nguồn tài liệu để thu nhận kiến

thức 6 1.7 109 30.4 169 47.2 74 20.7

Tình hình tham gia giờ

học chính khóa 4 1.1 34 9.5 119 33.2 201 56.1

Việc tự học ở thư viện

hoặc ở nhà hàng ngày 17 4.7 137 38.3 175 48.9 29 8.1 kỹ năn g th ực nh n gh Đi thực tế, học thực hành tại trường và các địa

phương, doanh nghiệp 97 27.1 167 46.6 54 15.1 37 10.3 Tham gia nghiên cứu

khoa học, ứng dụng các kiến thức chuyên ngành trong việc làm thêm hoặc dự án 180 50.3 122 34.1 40 11.2 16 4.5 kế t quả học tập tố t (điểm) Tích cực làm bài tập hoặc các yêu cầu của giáo viên nếu được tính điểm

18 5.0 82 22.9 182 50.8 76 21.2

Học chuyên cần các kiến thức trọng tâm để lấy điểm thi cao hoặc ít nhất là không rớt 4 1.1 47 13.1 187 52.2 120 33.5 bằn g Đại học

Tập trung vào việc ra trường và lấy bằng đúng

Quan tâm đến giá trị của tấm bằng do Trường cấp 17 4.7 67 18.7 139 38.8 135 37.7 Tranh đua vớ i bạn b è

Tôi bàn luận việc học tập và so sánh điểm của

mình với bạn bè 44 12.3 141 39.4 108 30.2 65 18.2

Tôi cố gắng học khá hơn hoặc chí ít không thua

kém bạn bè 7 2.0 108 30.2 173 48.3 70 19.6 Đư ợc th ầy cô, cha m kh en ngợ i, động viên Phát biểu trước lớp để

được giáo viên chú ý 59 16.5 201 56.1 62 17.3 36 10.1 Tôi học tốt hơn nếu giáo

viên động viên, khen

ngợi 33 9.2 125 34.9 130 36.3 70 19.6

Tôi học tốt hơn nếu cha mẹ khen ngợi việc học

hành của tôi 32 8.9 115 32.1 130 36.3 81 22.6

Tôi học tốt hơn nếu GV cho biết ý nghĩa của bài học, nội dung bài giảng được trình bày dễ hiểu

14 3.9 49 3.7 164 45.8 131 36.6

Mỗi động cơ học tập biểu hiện ở một số các biểu hiện hành động học tập cụ thể. Những sinh viên học tập vì động cơ “có bằng Đại học” biểu hiện ở chỗ họ thường xuyên tập trung vào việc làm thế nào để ra trường đúng thời hạn và quan tâm đến giá trị của tấm bằng do uy tín của Khoa, Trường cấp cũng có vai trò quan trọng đối với họ. Với việc “tập trung làm thế nào được ra trường và lấy bằng đúng thời hạn” có 37.2% sinh viên thường xuyên và nhất là có 47.8% sinh viên rất thường xuyên quan tâm đến việc được nhận bằng. “Quan tâm đến giá trị của tấm bằng do Trường cấp” cũng được sinh viên lựa chọn khá cao với 38.8% sinh viên thường xuyên quan tâm và 37.7% sinh viên rất

thường xuyên quan tâm đến giá trị của tấm bằng. Lý giải cho hành động này rất dễ hiểu vì ĐHBD là trường tư thục, sinh viên thường quan tâm đến việc các cơ quan chính quyền hay tổ chức có chấp nhận bằng cấp do các Trường ngoài công lập cấp hay không, điều này liên quan đến lợi ích nghề nghiệp sau khi ra trường của họ.

Điểm số không chỉ kích thích việc học tập, là cái đích gần nhất để sinh viên hướng tới, mặt khác nó thể hiện thành quả việc miệt mài học tập của họ. Giáo viên thường đánh giá cho điểm hai loại điểm là điểm quá trình và điểm thi hết môn. Có 50.8% sinh viên thường xuyên và 21.2% sinh viên rất thường xuyên

“tích cực làm bài tập hoặc các yêu cầu của giáo viên nếu được tính điểm”, 22.9% thỉnh thoảng và 5.0% sinh viên không sử dụng biện pháp này để có điểm. Trong việc “học chuyên cần các kiến thức trọng tâm để lấy điểm thi cao hoặc ít nhất là không rớt” biểu hiện rất rõ rằng trong hành động học tập của sinh viên ĐHBD vẫn tồn tại kiểu học tập đối phó bởi có 52.2% sinh viên thường xuyên và 33.5% rất thường xuyên sử dụng biện pháp này, chỉ có 13.1% sinh viên ít khi và 1.1% sinh viên không khi nào học chuyên cần các kiến thức trọng tâm để lấy điểm thi cao hoặc ít nhất là không rớt.

Động cơ “học để khám phá, thu nhận kiến thức” biểu hiện ở một số các hành động chính như: tìm đọc nhiều nguồn tài liệu để thu nhận kiến thức, dành thời gian cho việc thu nhận kiến tên giảng đường, thu nhận kiến thức từ việc tự học và đọc tài liệu ở nhà hoặc thư viện, biểu hiện cụ thể như sau: Có 56.1% sinh viên trả lời rất thường xuyên và 33.2% sinh viên thường xuyên “tham gia giờ học chính khóa” trên lớp. Như vậy tổng cộng có 89.3% sinh viên thường xuyên nghe giảng trên lớp nhằm thu nhận kiến thức, chỉ có 1.1% sinh viên không khi nào đi học và 9.5% cho rằng thỉnh thoảng mới lên giảng đường. Số liệu điều tra cho thấy sinh viên trường ĐHBD đi học rất đều đặn và chăm chỉ. Trong việc “tìm đọc nhiều nguồn tài liệu để thu nhận kiến thức” có

47.2% thường xuyên và 20.7% sinh viên rất thường xuyên sử dụng phương pháp tìm đọc tài liệu để thu nhận kiến thức, vẫn có 30.4% sinh viên thỉnh thoảng mới tìm đọc tài liệu và 1.7% sinh viên không khi nào đọc tài liệu. Trong việc dành thời gian cho việc “tự học ở thư viện và ở nhà hàng ngày” có 8.1% sinh viên rất thường xuyên, 48.9% sinh viên thường xuyên tự học ở nhà hoặc thư viện, 38.3% sinh viên thỉnh thoảng dành thời gian cho việc tự học, chỉ có 4.7% sinh viên không khi nào tự học ở bất cứ đâu.

Hành động thể hiện nhu cầu được cha mẹ và thầy cô khen ngợi như là yếu tố kích thích sinh viên học tập được biểu hiện như sau: Có 56.1% sinh viên cho rằng thỉnh thoảng họ sử dụng cách “phát biểu trước lớp để được giáo viên chú ý”, 17.3% rất thường xuyên trong khi có 16.5% sinh viên không khi nào chọn cách này để được giáo viên chú ý. Có lẽ nhóm này sẽ phát biểu nếu giáo viên đánh giá bằng điểm hơn là chỉ chú ý, khen ngợi. Có 34.9% sinh viên cho rằng thỉnh thoảng và 36.3% sinh viên thường xuyên “học tốt hơn nếu được giáo viên động viên, khen ngợi”. Vai trò động viên, kích thích của Giáo viên giúp cho sinh viên “học tốt hơn nếu GV cho biết ý nghĩa của bài học, nội dung bài giảng được trình bày dễ hiểu”với 36.6% sinh viên rất thường xuyên, 45.8% sinh viên thường xuyên cần các biện pháp kích thích của Giáo viên, chỉ có 3.7% thỉnh thoảng và 3.9% sinh viên không cần các biện pháp kích thích của Giảng viên. Bên cạnh nhu cầu được giáo viên khen ngợi, 22.6% sinh viên rất thường xuyên và 32.1% sinh viên thường xuyên cho rằng “học tốt hơn nếu được cha mẹ động viên, khen ngợi việc học”, 36.3% sinh viên chỉ thỉnh thoảng có nhu cầu cần cha mẹ động viên trong việc học tập, vẫn có 8.9% sinh viên không khi nào có nhu cầu này, có lẽ do họ đã có cuộc sống hoàn toàn độc lập.

Một trong những biểu hiện của động cơ tranh đua, khẳng định vị thế bản thân thông qua việc học tập là sinh viên thường “cố gắng học khá hơn hoặc

chí ít không thua kém bạn bè” và “bàn luận việc học tập và so sánh điểm của mình với bạn bè”. Có 18.2% sinh viên không khi nào và 39.4% sinh viên thỉnh thoảng “so sánh điểm của mình với bạn”, 30.2% thường xuyên và 18.2% sinh viên rất thường xuyên so sánh điểm của mình với bạn. Có 19.6% sinh viên không khi nào và 30.2% sinh viên thỉnh thoảng mới “cố gắng học tốt hơn bạn của mình” nhưng có đến 48.3% sinh viên thường xuyên và 19.6% sinh viên rất thường xuyên ganh đua với bạn, thể hiện nhu cầu khẳng định bản thân trong nhóm bạn và tập thể thông qua việc học tập.

Động cơ “học được kỹ năng thực hành nghề” biểu biện thông qua việc sinh viên tiến hành các hành động thực hành kiến thức đã học theo sự hướng dẫn của Giáo viên tại Phòng thí nghiệm ở Trường hoặc tiến hành độc lập một mình dưới nhiều hình thức như đi thực tế ở các địa phương, doanh nghiệp. Có thể qua các hình thức như tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kiến thức chuyên ngành trong việc làm thêm hoặc dự án. Có 46.6% sinh viên thỉnh thoảng mới “đi thực tế, học thực hành tại trường và các địa phương, doanh nghiệp”, 27.1% sinh viên không khi nào thực hiện các hình thức học tập này, chỉ có 15.1% sinh viên thường xuyên và 2.09% rất thường xuyên quan thực hành kiến thức đã học nhằm rèn luyện tay nghề. Có 50.3% sinh viên không khi nào “tham gia nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng các kiến thức chuyên ngành vào dự án hoặc việc làm thêm”, 34.1% sinh viên thỉnh thoảng mới tiến hành hành động này. Chỉ có 11.2% sinh viên thường xuyên và 1.7% thường xuyên nghiên cứu khoa học hoặc có công việc làm thêm liên quan đến ngành đang học.

Trong khi sinh viên nhận thức việc có một nghề chuyên môn là động cơ hàng đầu thì mặt hành động ở động cơ này cho thấy một biểu hiện không tương ứng. Đến đây chúng ta đặt ra câu hỏi: việc sinh viên thực hành để học nghề với mức độ ít như vậy do sinh viên thụ động hay do lý do khách quan từ phía

Nhà trường và Giảng viên? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong phần các yếu tố ảnh hưởng.

Biểu đồ 2.2: Thứ tự các ĐCHT biểu hiện qua hành động học tập

Biểu đồ 2.2 cho thấy đứng thứ nhất là những hành động liên quan đến động cơ “có bằng Đại học” (với ĐTB toàn nhóm là 3.19). Động cơ “có điểm” đứng thứ hai trong sáu nhóm (với ĐTB 3.03). Động cơ “thu nhận kiến thức “ đứng thứ ba, điểm TB toàn nhóm động cơ khám phá tri thức là 2.97. Biểu hiện động cơ “tranh đua, khẳng định với bạn bè” đứng thứ tư (với ĐTB là 2.69). Động cơ “được thầy cô và cha mẹ khen ngợi” đứng thứ năm (với ĐTB là 2.68) và cuối cùng là biểu hiện động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” (ĐTB 1.68).

Xét theo thang đánh giá, động cơ “có bằng” và “có điểm” biểu hiện động cơ ở mức “mạnh”; động cơ “thu nhận kiến thức”, “tranh đua với bạn bè” và “mong muốn được khen ngợi” biểu hiện ở mức “khá”; động cơ “có kỹ năng thực hành nghề” biểu hiện ở mức “yếu”.

Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy hành động học để “có bằng” chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên trường Đại học Bình Dương, đây là kết

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 có bằng điểm kiến thức tranh đua khen ngợi nghề Series1

quả khảo sát phù hợp với giả thuyết của đề tài. Tình trạng sinh viên lười học, chỉ cần học cho qua các môn điều đó tác động tất nhiên đến động cơ “có điểm” – động cơ đứng thứ hai. Học tập để “thu nhận kiến thức” biểu hiện chỉ đứng hàng thứ ba, động cơ “muốn được khen ngợi động viên” đứng thứ tư, động cơ “tranh đua với bạn bè” đứng thứ năm. Cuối cùng là biểu hiện động cơ “có kỹ năng thực hành nghề”.

b. Sự khác biệt giữa hành động học tập với các nhóm khách thể

Dùng kiểm nghiệm Anova để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm khách thể trong hành động học tập cụ thể cho kết quả như sau:

* So sánh theo nhóm ngành

Không có sự khác biệt lớn giữa sinh viên các nhóm ngành trong nhóm động cơ có điểm.

Động cơ “học hỏi thu nhận kiến thức” thông qua việc “đọc nhiều nguồn tài liệu để thu nhận kiến thức” với Sig = 0.05, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên ba nhóm ngành. Sinh viên nhóm ngành Kinh tế ít đọc tài liệu nhất với ĐTB 2.71 và sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật đọc tài liệu nhiều nhất với ĐTB 3.02. Việc “tham gia giờ học chính khóa” cũng có sự khác biệt giữa sinh viên ba nhóm ngành với sig = 0.003, sinh viên ngành Kinh tế biểu hiện đi học chăm chỉ hơn cả (ĐTB 3.60), sau đó đến sinh viên ngành Xã hội (ĐTB 3.45) và sinh viên ngành Kỹ thuật (ĐTB 3.29). Sinh viên ngành Kinh tế đi học chăm chỉ hơn là do một số Khoa trong nhóm ngành này có sự kiểm soát việc tham gia giờ học của sinh viên.

Động cơ “học được kỹ năng nghề” qua việc “đi thực tế, học thực hành tại trường và các địa phương, doanh nghiệp” với Sig = 0.00, cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên ba nhóm ngành, ĐTB của các nhóm đều rất thấp, cho thấy đây là điều cần lưu ý có các biện pháp can thiệp. Sinh viên

ngành Kỹ thuật được thực hành nhiều hơn cả với ĐTB 2.42, tiếp theo là sinh viên ngành Xã hội với ĐTB 2.07, sinh viên ngành Kinh tế cách biệt khá xa với hai nhóm trên với ĐTB 1.74. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do các Khoa các khối Kinh tế có số lượng sinh viên khá lớn, việc tìm chỗ thực hành cho sinh viên gặp khó khăn, trong khi yêu cầu của môn học và nhu cầu của người học đòi hỏi phải có thực hành mới giúp cho họ nắm vững chuyên môn.

Ngoài việc thực tập thực tế, một hành động khác góp phần vào việc giúp sinh viên có kỹ năng nghề là thông qua “tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kiến thức chuyên ngành trong việc làm thêm hoặc dự án” với Sig = 0.00, con số cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên ba nhóm ngành. Sinh viên khối ngành Kinh tế có ĐTB là 1.44, tiếp theo là ngành Xã hội ĐTB là 1.64, cao nhất trong nhóm là ngành Kỹ thuật ĐTB 1.99. Tỷ lệ sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm chỉ chiếm 1% tổng số sinh viên của Trường. Năm học 2011 – 2012 có tổng số 49 đề tài đăng ký, trong đó sinh viên Xã hội đăng ký 21 đề tài, sinh viên Kỹ thuật đăng ký 19 đề tài sinh viên, Kinh tế chỉ đăng ký 9 đề tài. Như vậy, sinh viên khối ngành Kinh tế tham gia nghiên cứu khoa học ít hơn so với sinh viên nhóm ngành Xã hội và Kỹ thuật.

Động cơ “để có bằng Đại học” thể hiện qua sự “tập trung vào việc được nhận bằng đúng thời hạn” có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên ba nhóm ngành với Sig = 0.000. Sinh viên ngành Xã hội biểu hiện mối quan tâm đến vviệc nhận bằng hơn cả (ĐTB 3.52), sinh viên ngành Kỹ thuật ít coi trọng điều này hơn cả (ĐTB 3.13). Việc “quan tâm đến giá trị của tấm bằng do Trường cấp” cũng có sự khác biệt rõ rệt với số sig = 0.009. Sinh viên ngành Xã hội quan tâm đến giá trị của bằng cấp hơn cả (với ĐTB 3.52) trong khi sinh viên Kinh tế ít quan tâm hơn cả đến giá trị của bằng cấp (ĐTB 3.09). Có lẽ sinh viên ngành Kinh tế có thể xin làm nhân viên trong nhiều loại hình

doanh nghiệp nhất là các công ty tư nhân và công ty vốn nước ngoài, trong khi sinh viên ngành Xã hội quan tâm đến giá trị của bằng cấp – bằng cấp của họ có được chấp nhận để xin làm công chức các trường học, tổ chức chính quyền hay không.

Mối quan hệ với bạn bè trong học tập thể hiện rất rõ động cơ “muốn khẳng định vị thế bản thân với nhóm bạn và tập thể” thông qua việc “bàn luận việc học tập và so sánh điểm của mình với bạn bè” với Sig = 0.019, cho thấycó sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên các nhóm ngành. Sinh viên ngành Xã hội thường bàn luận việc học tập và so sánh điểm với bạn nhất, ít nhất là sinh viên ngành Kinh tế (KT = 2.35, KTH = 2.61, XH = 2.67).

Việc “phát biểu trước lớp để được Giáo viên chú ý” với Sig = 0.00, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên ba nhóm ngành. Điểm TB nhóm

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học bình dương (Trang 66 - 81)