Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư phi nam (Trang 66 - 73)

Sau đây là kết quả sau khi phân tích từ bảng khảo sát đánh giá công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam. Kết quả thu về 50 bảng khảo sát. Tương ứng theo mức độ sau:

(1) = Hoàn toàn không đồng ý (2) = Không đồng ý

(3) = Bình thường (4) = Đồng ý

(5) = Hoàn toàn đồng ý

Nguồn thông tin tuyển dụng

Bạn bè, người thân giới thiệu Các trang mạng xã hội Tự đến Công ty

56

Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả từ cuộc khảo sát nhân viên của Công ty Mức độ 1 2 3 4 5 Câu hỏi SL % SL % SL % SL % SL % 1 2 4 3 6 5 10 25 50 15 30 2 4 8 9 18 6 12 18 36 13 26 3 3 6 6 12 4 8 22 44 15 30 4 2 4 4 8 5 10 19 38 20 40 5 3 6 8 16 9 18 12 24 18 36 6 1 2 2 4 5 10 14 28 28 56 7 2 4 3 6 6 12 24 48 15 30 8 2 4 3 6 8 16 20 40 17 34 9 2 4 3 6 4 8 23 46 18 36 10 4 8 10 20 4 8 18 36 14 28 11 3 6 4 8 6 12 27 54 10 20 12 0 0 4 8 4 8 15 30 27 54 13 0 0 5 10 5 10 16 32 24 48 14 0 0 6 12 4 8 23 46 17 34 15 5 10 8 16 4 8 17 34 16 32 16 8 16 8 16 6 12 13 26 15 30 17 3 6 7 14 8 16 22 44 10 20 18 5 10 9 18 10 20 16 32 10 20

57

* Phân tích kết quả điều tra:

Câu hỏi 1: Anh/Chị thấy thông báo tuyển dụng của công ty rõ ràng, đầy đủ thông tin cần thiết.

Để đánh giá tính xác thực về bảng thông báo của Công ty có thực sự rõ ràng và đầy đủ thông tin cần thiết không thì tác giả đã đặt câu hỏi 1 và đã cho ra kết quả là 50% nhân viên được khảo sát trả lời là đồng ý, 30% trả lời là rất đồng ý, 10% trả lời bình thường và 10% còn lại không đồng ý về bảng thông báo tuyển dụng của công ty. Nhìn chung về bảng thông báo tuyển dụng của công ty khá tốt, chỉ một số ít chưa thực sự đồng ý, công ty nên xem xét lại về nội dung bảng thông báo này, cần chú ý làm rõ và đầy đủ thông tin để người xin việc nắm rõ thông báo tuyển dụng.

Câu hỏi 2: Anh/Chị thấy các kênh đăng tin tuyển dụng của công ty dễ dàng tiếp cận ứng viên.

Mục đích của câu hỏi này là để đánh giá các kênh đăng tin tuyển dụng của công có thực sự dễ tiếp cận với người xin việc không. Qua kết quả khảo sát ta thấy được có 62% nhân viên đánh giá trên mức đồng ý (trong đó 36% đồng ý, 26% hoàn toàn đồng ý) và 26% nhân viên đánh giá dưới mức độ không đồng ý (trong đó không đồng ý 18%, hoàn toàn không đồng ý 8%), số còn lại không có ý kiến. Qua đây ta có thể thấy thực trạng kết quả thu hút người xin việc cũng cho ra kết quả tương đồng với kết quả điều tra của tác giả. Điều này cho biết việc thu hút người xin việc qua các kênh mạng xã hội là phương án dễ tiếp cận với ứng viên. Bên cạnh những ý kiến đồng ý vẫn còn ý kiến trái chiều, điều này cho biết công ty vẫn còn hạn chế là việc tìm kiếm của Công ty chỉ thực hiện thông qua việc đăng quảng cáo trên các trang tuyển dụng nhưng những quảng cáo này chưa nổi bật thông tin. Để dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhiều người biết đến hơn nữa công ty nên đầu tư, hợp tác với các kênh khác như: Tham gia một số sàn giao dịch việc làm miễn phí nhưng hiệu quả cũng chưa cao; Tham gia hội chợ việc làm; Tiếp cận các cơ sở đào tạo; Chọn từ nguồn dữ liệu ứng viên của doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng để chọn ra nguồn nhân lực thật sự chất lượng, mang lại hiệu quả cao hơn.

Câu hỏi 3: Anh/Chị được chấm điểm hồ sơ một cách công bằng.

Kết quả của câu hỏi này đa số các nhân viên đều trên mức độ đồng ý chiếm 74% (trong đó đồng ý 44%, hoàn toàn đồng ý 30%), còn 18% dưới

58

mức độ không đồng ý (trong đó không đồng ý 12%, hoàn toàn không đồng ý 6%), số nhân viên còn lại không ý kiến. Qua đây ta thấy được cách chấm điểm hồ sơ của công ty khá công bằng. Một số ít vẫn chưa hài lòng bởi lẽ việc trong khâu cho điểm hồ sơ còn sai sót đó là hồ sơ có xây dựng từng vị trí ứng tuyển khác nhau nhưng các chỉ tiêu chấm điểm lại giống nhau, điều này làm cho quá trình cho điểm hồ sơ ở các vị trí thiếu sự công bằng. Nên một số nhân viên công ty vẫn chưa thực sự hài lòng với cách cho điểm này. Công ty nên đưa ra các chỉ tiêu chấm điểm hồ sơ cụ thể hơn cho từng vị trí để đảm bảo sự công bằng cho từng ứng viên.

Để đánh giá về bƣớc 2: Trả lời các câu hỏi vào giấy ứng viên trong quy trình tuyển chọn:

Tác giả đặt hai câu hỏi liên quan đến bài thi và mức độ khó dễ của câu hỏi. Đó là câu hỏi 4: “Các câu hỏi trong bài thi phù hợp với kiến thức của Anh/Chị”. Kết quả của câu hỏi 4 có 78% (trong đó đồng ý 38%, hoàn toàn đồng ý 40%), nhân viên đánh giá bài thi phù hợp với kiến thức trên mức độ đồng ý, chỉ có một phần nhỏ nhân viên đánh giá dưới mức độ không đồng ý chiếm 12% (trong đó không đồng ý 8%, hoàn toàn không đồng ý 4%) và 10% còn lại không có ý kiến. Với câu hỏi 5: “Việc công ty áp dụng câu hỏi mở trong bài thi gây khó khăn cho việc trả lời của Anh/ Chị” có tới 60% nhân viên đánh giá trên mức độ đồng ý là bài thi bằng câu hỏi mở gây khó khăn cho việc trả lời của họ, có 22% nhân viên đánh giá bài bài bằng câu hỏi không gây khó khăn, 18% còn lại không có ý kiến.

Đánh giá về bƣớc 3: Phỏng vấn sơ bộ và bƣớc 4: Phỏng vấn sâu, tác giả đã đặt ra 4 câu hỏi liên quan nhƣ sau:

Câu hỏi 6: Anh/Chị được chuyên viên phỏng vấn giải thích rõ những thắc mắc.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đa số nhân viên trả lời là được chuyên viên phỏng vấn giải thích rõ những thắc mắc (trong đó 28% đồng ý, 56% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất ít ( trong đó 4% không đồng ý, 2% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 10% nhân viên không có ý kiến.

59

Câu hỏi 7: Các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn phù hợp với trình độ chuyên môn của Anh/Chị.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đa số nhân viên trả lời là các câu hỏi lúc phỏng vấn phù hợp với trình độ chuyên môn (trong đó 48% đồng ý, 30% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất ít ( trong đó 6% không đồng ý, 4% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 12% nhân viên không có ý kiến. Qua đây cho ta thấy các câu hỏi được đặt ra trong quá trình phỏng vấn khá tốt, bên cạnh chuyên viên phỏng vấn của công ty nên có sự linh hoạt hơn nữa để giúp cho quá trình đặt câu hỏi được hoàn hảo hơn nữa.

Câu hỏi 8: Người phỏng vấn mô tả rõ nội dung và yêu cầu công việc cần thực hiện.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đa số nhân viên trả lời là người phỏng vấn có mô tả nội dung và yêu cầu công việc (trong đó 40% đồng ý, 34% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( trong đó 6% không đồng ý, 4% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 16% nhân viên không có ý kiến.

Câu hỏi 9: Anh/Chị cảm thấy tác phong của người phỏng vấn rất chuyên nghiệp.

Về kết quả đánh giá tác phong của người phỏng vấn đa số nhân viên có câu trả lời trên mức độ đông ý là 82% (trong đó 46% đồng ý, 36% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( trong đó 6% không đồng ý, 4% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 10% nhân viên không có ý kiến.

Nhìn chung, hai bước phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu được nhân viên đánh giá tốt, chỉ có một phần nhỏ chưa thực sự đồng ý nhưng điều này ảnh hưởng không đáng kể. Công ty nên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, để công tác phỏng vấn được hoàn thiện hơn.

Đánh giá bƣớc 5 và bƣớc 6 về quá trình thử việc và quyết định tuyển chọn ký hợp đồng chính thức, tác giả đã đặt ra 2 câu hỏi sau:

Câu hỏi 10: Anh/Chị thấy công tác đánh giá quyết định tuyển chọn luôn công bằng với các ứng viên khác. Thu về kết quả là có 36% nhân viên đánh giá đồng ý, 28% nhân viên đánh giá là hoàn toàn đồng ý, và có đến 28% nhân viên đánh giá dưới mức không đồng ý, còn lại 8% nhân viên không ý kiến.

60

Điều này chứng tỏ trong quá trình quyết định tuyển chọn ứng viên vào công ty làm việc chưa có sự rõ ràng trong việc thông báo kết quả làm cho các ứng viên có sự nghi ngờ vào kết quả.

Câu hỏi 11: Trong quá trình thử việc Anh/Chị luôn được các đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đa số nhân viên trả lời là được các đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ trong quá trình thử việc chiếm tỷ lệ trên mức đồng ý là 74% (trong đó 54% đồng ý, 20% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ là 14% ( trong đó 8% không đồng ý, 6% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 12% nhân viên không có ý kiến.

Bên cạnh đó, tác giả còn đặt một số câu hỏi liên quan đến công tác tuyển dụng nhằm giúp công ty tìm ra những điểm đã làm tốt và những điểm cần được khắc phục:

Câu hỏi 12: Anh/Chị luôn được lãnh đạo khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đại đa số nhân viên trả lời là luôn được lãnh đạo khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc (trong đó 30% đồng ý, 54% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 8% không đồng ý, còn lại 8% nhân viên không có ý kiến.

Câu hỏi 13: Anh/Chị được lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của mình. Về kết quả câu hỏi được lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của mình đa số nhân viên cũng rất đồng tình với ý kiến này (trong đó 32% đồng ý, 48% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 10% không đồng ý, còn lại 10% nhân viên không có ý kiến.

Câu hỏi 14: Công ty luôn tạo cơ hội để Anh/Chị được thăng tiến trong tương lai.

Kết quả đánh giá của nhân viên về câu hỏi này đa số trả lời là được lãnh đạo công ty tạo cơ hội để thăng tiến trong tương lai (trong đó 46% đồng ý, 34% hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ nhỏ ( trong đó 12% không đồng ý, 0% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 8% nhân viên không có ý kiến.

61

Câu hỏi 15: Chế độ đãi ngộ của công ty tốt.

Kết quả đánh giá của câu hỏi này đa số nhân viên trả lời là chế độ đãi ngộ của công ty nằm ở khá chứ chưa thực sự tốt nếu như so sánh với các công ty trong khu vực (trong đó 34% nhân viên đồng ý, 32% nhân viên hoàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ cũng khá cao 26% ( trong đó 16% không đồng ý, 10% hoàn toàn không đồng ý), còn lại 8% nhân viên không có ý kiến. Qua câu hỏi này ta thấy công ty nên điều chỉnh lại chế độ đãi ngộ tốt hơn để cho nhân viên có động lực làm việc lâu dài và thu hút được nhiều ứng viên hơn nữa.

Để đánh giá công tác hội nhập nhân viên mới, tác giả đã đặt câu hỏi 16 là: Công tác hội nhập nhân viên mới được tổ chức tốt.

Kết quả thu về cho ta thấy được công tác hội nhập nhân viên mới của công ty tổ chức chưa tốt. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên trả lời dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ đến 32% ( trong đó 16% nhân viên trả lời không đông ý, 16% nhân viên trả lời hoàn toàn không đồng ý), mặc dù tỷ lệ nhân viên trả lời trên mức đồng ý ở mức trung bình chiếm 56% (trong đó 26% nhân viên trả lời đồng ý, 30% nhân viên trả lời hoàn toàn đồng ý), còn lại 12% nhân viên không có ý kiến. Qua đây ta có thể thấy rằng công tác hội nhập nhân viên mới chưa được quan tâm nhiều, ban lãnh đạo công ty cần chú ý quan tâm nhiều hơn, tìm ra phương án tốt nhất để nâng cao công tác hội nhập nhân viên mới.

Câu hỏi 17: Anh/Chị hài lòng với quy trình tuyển chọn nhân viên của công ty.

Qua kết quả khảo sát, tác giả đánh giá câu hỏi này đa số nhân viên trả lời ở mức độ là khá hài lòng với quy trình tuyển chọn nhân viên của công ty chiếm tỷ lệ 64% (trong đó 44% nhân viên đồng ý, 20% nhân viên hoàn toàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ 20% ( trong đó 14% nhân viên không đồng ý, 6% nhân viên hoàn toàn không đồng ý), còn lại 16% nhân viên không có ý kiến.

Câu hỏi 18: Công ty có danh tiếng tốt trong công tác tuyển dụng.

Về kết quả đánh giá danh tiếng của công ty, các nhân viên có câu trả lời trên mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ là 52% (trong đó 32% nhân viên đồng ý, 20% nhân viên hoàn toàn toàn đồng ý), số lượng nhân viên dưới đánh giá dưới mức không đồng ý chiếm tỷ lệ khá cao 28% ( trong đó 18% nhân viên không đồng ý, 10% nhân viên hoàn toàn không đồng ý), còn lại 20% nhân viên

62

không có ý kiến. Nhìn chung, công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam là công ty có quy mô nhỏ và chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên công tác tuyển dụng chưa có nhiều kinh nghiệm như các công ty có quy mô lớn khác. Để trở thành công ty có danh tiếng tốt trong công tác tuyển dụng ban lãnh đạo công ty nên đề ra những phương pháp tuyển dụng phù hợp nhằm giúp cho công ty ngày càng phát triển tốt hơn, có danh tiếng trong công tác tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư phi nam (Trang 66 - 73)