Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư phi nam (Trang 25)

Tuyển dụng NNL là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuỗi hoạt động quản trị NNL, đây là điều kiện tiên quyết giúp cho DN tuyển dụng được NNL có chất lượng cao, giúp cho bộ máy của DN được vận hành có hiệu quả. Chính vì vậy, ở trong nước cũng như ngoài nước hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của

15

các học giả, các nhà quản lý, các nhà quản trị DN nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Cụ thể, Nguyễn Chơn Trung (2011), tác giả đã khẳng định công tác tuyển dụng nhân lực là một công tác quan trọng hàng đầu trong quản trị nhân lực, là điều kiện tiên quyết giúp bộ máy của tổ chức hoạt động. Điểm nổi bật của bài viết là tác giả đã phân tích rất cụ thể vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực trong tổ chức, từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và cần thiết phải xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. Bài viết của tác giả nghiên cứu công tác tuyển dụng của tổ chức nói chung, không phân loại từng loại hình 3 doanh nghiệp khác nhau có những cách thức tuyển dụng khác nhau nên việc ứng dụng vào các doanh nghiệp cụ thể chưa thực sự hiệu quả.

Bài viết của Đoàn Gia Dũng (2011), đã đưa ra được số liệu cụ thể về nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các khu công nghiệp, chế xuất 3 năm gần đây. Từ đó, tác giả đã phân tích khá sâu những thực trạng, nguyên nhân biến động nhu cầu lao động qua các năm. Điểm nổi bật của bài viết là tác giả đi sâu phân tích thực trạng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các khu công nghiệp và số nhân viên được tuyển mới tương ứng với nhu cầu tuyển dụng là bao nhiêu? Qua đó thấy rõ được thực trạng thiếu hụt hay dư thừa lao động để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thực trạng đó. Theo tác giả, khâu xác định nhu cầu tuyển dụng là vô cùng quan trọng để định hướng tiếp theo cho công tác tuyển dụng nhân lực tại các doanh nghiệp nói chung.

Một nghiên cứu khác của Lê Thị Mỹ Linh (2010), công trình này đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nguồn lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đó và khuyến nghị những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Một trong những giải pháp mà tác giả đề cập đến nhằm phát triển nguồn nhân lực đó là “ thực hiện chính sách thu hút những người lao động giỏi”, tác giả nhấn mạnh “để thu hút nhân viên giỏi, các doanh nghiệp không phải áp dụng những biện pháp đối phó nhất thời mà cần phải có chiến lược. Cần thực hiện thu hút ứng viên từ nhiều nguồn, tránh tình trạng chỉ sử dụng người nhà vì có nhiều hạn chế. Việc tuyển dụng phải từ từ, thực hiện theo đúng quy trình tuyển dụng, và cần thiết phải có một nhóm quản lý cấp cao thay phiên nhau phỏng vấn kỹ lưỡng các ứng viên” . Giải pháp tác giả đưa ra hướng tới cụ thể một loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải một tổ chức nói chung vì vậy có giá trị thực tiễn khá cao, là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

16

Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng: một số khái niệm cơ bản, khái niệm nhân lực, tuyển mộ nhân lực, tuyển chọn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, nội dung công tác tuyển dụng, quy trình tuyển chọn nhân lực, kiểm tra đánh giá công tác tuyển dụng. Nhằm giúp ta hiểu rằng tại sao phải tuyển dụng nguồn nhân lực và khi tuyển dụng sẽ đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp.

Thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến công tác tuyển dụng, từ những nghiên cứu đó nhận thấy những ưu điểm và hạn chế để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

17

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phƣơng pháp nghiên cứu: Dựa trên 2 phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

+ Nghiên cứu định tính: Được thực hiện nhằm xác định cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan.

+ Nghiên cứu định lƣợng: Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia.

Lựa chọn đề tài nghiên cứu

Xem xét các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam

Tìm hiểu và tóm tắt tài liệu

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tuyển dụng

Tìm hiểu về quy trình tuyển dụng của công ty

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn

Tiến hành phát phiếu khảo sát và phỏng vấn

Thu thập kết quả và xử lý thông tin

Đưa ra giải pháp để nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam

18

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dược hình thành dựa trên các mục tiêu nghiên cứu nhằm đảm bảo đề tài sẽ giải quyết được vấn đề đã đặt ra.

Đối với mục tiêu thứ nhất, đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp về khái niệm nhân lực, tuyển mộ nhân lực, tuyển chọn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, nội dung công tác tuyển dụng, quy trình tuyển chọn nhân lực, kiểm tra đánh giá công tác tuyển dụng từ các giáo trình, sách và các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước được lấy từ các công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học.

Đối với mục tiêu thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu của công ty có liên quan đến công tác tuyển dụng, phương pháp phân tích nhằm phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động của công ty và sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa các kỳ và năm hoạt động của công ty

Đối với mục tiêu thứ ba, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp các số liệu cũng như thông tin từ các phòng ban của công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

Đối với mục tiêu thứ tư, đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia những người có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tuyển dụng của công ty để đưa ra các nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

Đối tƣợng điều tra: Nhân viên tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam, cụ thể là các cán bộ và nhân viên ở tất cả các phòng ban.

Nội dung bảng hỏi: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, mức độ phù hợp của các bước trong quy trình tuyển dụng.

Địa điểm khảo sát: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam. Số lƣợng phiếu khảo sát: 50 bảng khảo sát

3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Các thang đo được xây dựng dựa trên công tác lập kế hoạch tuyển dụng và quy trình tuyển chọn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

Mỗi yếu tố trong bảng câu hỏi sẽ được đo lường bởi thang đo Liker ( Rensis Liker, 1932) ở 5 mức độ. Người được tiến hành phỏng vấn sẽ trả lời các câu hỏi với 5 mức độ với từng phát biểu.

19

Mức độ 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức độ 2: Không đồng ý

Mức độ 3: Không có ý kiến Mức độ 4: Đồng ý

Mức độ 5: Hoàn toàn đồng ý

3.3.1 Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên

STT Câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5

1 Anh/ Chị thấy thông báo tuyển dụng của công rõ ràng, đầy đủ thông tin cần thiết.

2 Anh/ Chị thấy các kênh đăng tin tuyển dụng của công ty dễ dàng tiếp cận ứng viên.

3 Anh/ chị được chấm điểm hồ sơ một cách công bằng. 4 Các câu hỏi trong bài thi phù hợp với kiến thức của

Anh/ Chị.

5 Việc công ty áp dụng câu hỏi mở trong bài thi gây khó khăn cho việc trả lời của Anh/ Chị.

6 Anh/ Chị được chuyên viên phỏng vấn giải thích rõ những thắc mắc.

7 Các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn phù hợp với trình độ chuyên môn của Anh/ Chị.

8 Người phỏng vấn mô tả rõ nội dung và yêu cầu công việc cần thực hiện.

9 Anh/ Chị thấy công tác đánh giá quyết định tuyển chọn luôn công bằng với các ứng viên khác.

10 Anh/ Chị cảm thấy tác phong của người phỏng vấn rất chuyên nghiệp.

11 Trong quá trình thử việc Anh/ Chị luôn được các đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ.

12 Anh/ Chị luôn được lãnh đạo khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc.

13 Anh/ Chị được lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của mình.

14 Công ty luôn tạo cơ hội để Anh/ Chị được thăng tiến trong tương lai.

20

16 Công tác hội nhập nhân viên mới được tổ chức tốt. 17 Anh/ Chị hài lòng với quy trình tuyển chọn nhân viên

của công ty.

18 Công ty có danh tiếng tốt trong công tác tuyển dụng.

(Nguồn: Tác giả)

3.3.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia

Sau khi cho nhân viên trong công ty điền bảng khảo sát đánh giá công tác tuyển dụng của Công ty, tác giả sẽ đánh giá được mức độ phản ánh của nhân viên về công tác tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam. Từ đó, tác giả thành lập bảng câu hỏi phỏng vấn ý kiến chuyên gia để đánh giá chính xác hơn về những nhận định của nhân viên công ty về công tác tuyển dụng. Ngoài những câu trả lời trên bảng câu hỏi phỏng vấn, sau khi nhận được câu trả lời của chuyên gia tác giả sẽ trao đổi với chuyên gia một số vấn đề phát sinh cũng như đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng đối với công ty.

Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được tác giả gửi tới phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam. Dưới đây là bảng danh sách các Chuyên gia tham gia phỏng vấn.

Bảng 3.2: Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ

1 Trương Thị Ngọc Duyên Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

2 Nguyễn Ngọc Tuấn Phó phòng Hành chính – Nhân sự

3 Nguyễn Hải Yến Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự

3.4 THU THẬP DỮ LIỆU 3.4.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 3.4.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu cần thu thập:

- Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam: Lịch sử hình thành và phát triển; nhiệm vụ và chức năng; hệ thống cơ cấu tổ chức; tình hình nhân sự; lĩnh vực hoạt động.

- Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2017 – 2019).

21

- Tình hình biến động nhân sự của công ty trong 3 năm ( 2017 – 2019): Cơ cấu nhân sự cán bộ nhân viên toàn công ty; cơ cấu nhân sự phòng Hành chính – Nhân sự.

- Công tác lập kế hoạch tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam trong 3 năm ( 2017 – 2019): Mô tả bộ máy chuyên trách công tác tuyển dụng; bảng nhu cầu tuyển dụngcủa công ty; lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể.

- Tình hình thực hiện các bước trong quy trình tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam trong 3 năm ( 2017 – 2019): Đăng tin tuyển dụng; nội dung thông báo tuyển dụng; bảng số lượng hồ sơ ứng tuyển vào công ty; quy trình tuyển chọn nhân viên.

- Tài liệu về quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, các nghiên cứu khoa học có liên quan đến lý thuyết của đề tài.

Nguồn thu thập dữ liệu:

- Website chính thức của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam: phinam.vn. - Phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Kinh doanh, phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

- Sách, giáo trình về bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực, Quản trị nhân sự. - Các bài nghiên cứu khoa học, các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học có liên quan ở trong nước và ngoài nước.

3.4.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi Các dữ liệu cần thu thập:

- Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng đối với công ty như thế nào? - Việc xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty đã tốt chưa?

- Số lượng ứng viên thu hút được đã đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chưa? - Kinh phí dành cho công tác tuyển dụng thế nào?

- Chất lượng ứng viên trúng tuyển sau khi thử việc có đáp ứng được yêu cầu làm việc của công ty hay chưa?

- Trong quá trình tuyển dụng gặp những khó khăn gì? Cách giải quyết những khó khăn đó?

- Mức độ đánh giá của nhân viên công ty về chính sách đãi ngộ và thăng tiến có thu hút được người lao động không?

22

- Quy trình tuyển dụng của công ty đã hợp lý chưa?

- Nhân viên công ty có những ý kiến đóng góp gì để công ty có thể nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng?

Nguồn thu thập dữ liệu:

Các dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua hoạt động phỏng vấn trực tiếp chuyên gia và nhân viên công ty bằng bảng câu hỏi.

3.5 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Trước khi tiến hành phân tích, các dữ liệu thu thập được sẽ hiệu chỉnh nhẵm kiểm tra chất lượng cũng như tính hợp lệ. Sau đó đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công việc, kênh thông tin tuyển dụng. Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp các câu trả lời từ bảng hỏi để đánh giá một cách chính xác nhất.

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia những người có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tuyển dụng của công ty để đưa ra các nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

23

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá các mục tiêu đã đặt ra. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp lược khảo tài liệu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn ý kiến chuyên gia và tiến hành khảo sát nhân viên bằng bảng câu hỏi định lượng.

Chương này mô tả quy trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Ở chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: Tổng quan công ty; thực trạng về công tác tuyển dụng; phân tích kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Nam.

24

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHI NAM

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Phi Nam Land chuyên thiết kế, thi công xây dựng và kinh doanh nhà, đất, căn hộ cao cấp. Với phương châm Uy Tín – Chất Lượng – Hiệu Quả, Công ty đã phát triển mô hình kinh doanh tại Bình Dương và các vùng lân cận, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi giới, kinh doanh, tư vấn bất động sản. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm, Công ty đã giới thiệu và tư vấn cho khách hàng nhiều dự án trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Quý khách hàng biết đến công ty Phi Nam Land bằng Uy tín - Chất lượng và Hiệu quả. Thông tin thị trường trung thực, đầy đủ chính xác và khả năng phân tích thị trường tốt nhằm giúp khách hàng quyết định nhanh chóng và thành công. Với kinh nghiệm am hiểu thị trường bất động sản, đội ngũ nhân viên luôn cập nhật

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư phi nam (Trang 25)