8. Kết cấu luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
So với trước đây, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ về nguyên tắc về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm hơn tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Luật đất đai năm 2013 ra đời, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
+ Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người được bồi thường cũng thấy thỏa đáng.
+ Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và
60
quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
+Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.
+ Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả.
+ Các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.
+ Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
61
các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
Kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giangtừ năm 2016 đến tháng 5 năm 2020 (Các công trình bồi thường với số tiền lớn).
62 ĐVT: đồng STT Tên công trình Tổng diện tích thu hồi (ha) Phương án
được duyệt Đã chi trả BT
Tái định cư
(m2)
1 Công trình Đường cao tốc
trung lương - Mỹ Thuận 650,36 197.727.659.746 196.504.660.351
2 Trường ĐH Tiền Giang 28,066 35.510.506.848 28.313.665.176 1900
3 Dự án 05 kênh Bắc quốc lộ
1A 31,12 97.635.128.998 97.476.444.797 900
4 Dự án Cầu kênh xáng trên
Đường Huyện 35 3,3289 15.098.852.385 14.355.994.385
5 Công trình Lộ dây Thép 19.648.771.439 19.632.087.439
6
Công trình: Đường dây 500KV Mỹ Tho - Đức Hòa, đoạn qua huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
6,441 21.348.323.014 18.687.128.154
7 Trường Mầm Non Long
Định 1,1802 23.890.608.283 23.890.608.283
9
Tiểu dự án giải phóng mặt bằng thuôc Dự án mở rộng các cầu trên quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Tiền Giang.
63
Hạng mục Cầu Rượu, cầu Sao
10
Công trình: Cải tạo và nâng cấp đường dây 220kV Phú lâm- Cay lậy 2, đoạn qua huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
4,1 26.647.354.796 26.647.354.796
11 Công trình Đường liên xã
Nhị Bình - Bình Trưng 8,08 3.207.008.107 3.207.008.107
12 Công trình Đường liên xã
Bàn Long - Hữu Đạo 46,89 3.397.818.684 3.397.818.684
13 Công trình Đường huyện
36-51 24,39 1.661.445.181 1.661.445.181
14 Công trình Đưởng tỉnh 878 1605,3 53.768.321.962 53.768.321.962
15 Công trình Đường huyện
39 802,65 22.943.679.497 22.943.679.497
16
Công trình Hạ tầng phát triển và bảo vệ vùng cây ăn trái Thuộc Nhiêu - Mỹ Long; Hạng mục Đê bờ Tây kênh Nguyến Tất Thành và các cống dưới đê.
48,7 46.612.702.439 46.612.702.439
Cộng 3.217 603.811.173.988 590.324.216.691
64
Qua thống kê sơ bộ từ năm 2016 đến tháng 5/2020 Ban quản lý dự án và phát triển đã bồi thường 16 công trình lớn với tổng diện tích thu hồi là 3.217 ha. Tổng kinh phí bồi thường 590.324.216.691 đồng. Đạt 97,76%. Đa số hộ dân nhận tái định cư bằng tiền. Hiện nay Huyện Châu Thành có khu tái định cư (Khu tái định cư Trường Đại Học Tiền Giang) do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang quản lý. Khi hộ dân có nhu cầu nhận tái định cư bằng nền thì Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất kết hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang và Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện là thủ tục cấp.
- Về xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: huyện thuê đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tổ chức điều tra khảo sát giá làm cơ sở để Hội đồng bồi thường huyện trình Hội đồng thẩm định các phương án tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá.
- Các nguồn vốn để chi trả tiền bồi thường: Vốn ngân sách Nhà nước và Vốn trái phiếu Chính Phủ.
+ Số lượng công trình dự án chậm tiến độ bàn giao mặt bằng nguyên nhân chậm tiến độ là do công tác đo đạc phục vụ cho việc thu hồi đất còn chậm, chưa đáp ứng được cho công tác bồi thường (đa số chỉ đo đạc theo hiện trạng chưa xác định được ranh giới các thửa đất theo giấy chứng nhận đã cấp nhất là các thửa đất có tiếp giáp công trình công cộng nay chủ sử dụng đất sử dụng sai lệch so với giấy chứng nhận). Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng sử dụng đất (hộ gia đình hay cá nhân) để xác định chính sách hỗ trợ tốn nhiều thời gian do phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Tổ chức phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu "đất
65
sạch" để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nhằm mục đích công cộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn cònnhiều tồn tại, hạn chế trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các công trình, dự án; việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra và khá phổ biến.Do đó, việc vận dụng chính sách pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật về đất đai mới nhằm kế thừa các quy định phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết.