Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 37 - 39)

8. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội

Nhờ vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, toàn huyện có quốc lộ 1A đi xuyên qua chiều dài của huyện, nằm cặp bờ sông Tiền; cửa ngõ của Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh nền kinh tế phát triển khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đến nay cơ cấu thành 3 khu vực: Khu vực I: 40,38; Khu vực II: 32,06; và Khu vực III :27,56

* Về nông nghiệp: Chủ yếu là kinh tế vườn với diện tích 11.359 ha với các loại cây chủ yếu như sapô, nhãn, vú sữa và các loại cây có múi với sản lượng hàng năm khoảng 135.000 tấn.

Cây lúa có diện tích canh tác 4.990 ha, sản lượng hàng năm khoảng 8.000 tấn. Cây rau màu thực phẩm diện tích xuống giống hàng năm khoảng 7.200 ha. * Về Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp:Huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, qui mô vốn 950,34 tỷ đồng, giải quyết việc làm 18.642 lao động. Hiện có 1 cụm Công nghiệp Song Thuận 57 ha, đang quy hoạch cụm Công nghiệp Tam Hiệp qui mô 80 ha

Các dự án đang kêu gọi đầu tư: Đường hùng vương nối dài, Trung tâm thương mại dịch vụ Vĩnh Kim; khu dân cư xã Thân Cửu Nghĩa; khu dân cư Tân Hương.

* Về thương mại - dịch vụ: Huyện Châu Thành có 18 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối là Vĩnh Kim, có sức mua bán trao đổi khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư

29

mở rộng. Với các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra còn có các di tích lịch sử như Đình Long Hưng, Rạch Gầm Xoài Mút, có khả năng phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống.

* Về văn hóa xã hội:

Huyện Châu Thành có vị trí địa lý đặc thù đặc biệt, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển đã tích tụ một nền văn hóa bản địa đặc sắc và đa dạng. Đó chính là nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc để địa phương tận dụng một cách phù hợp cho sự phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, việc bảo tồn các loại hình tài nguyên du lịch văn hóa hiện hữu luôn được địa phương quan tâm thực hiện.

Tính cách và lối sống của người dân Huyện Châu Thành khá tiêu biểu cho một nền “văn minh hiện đại”. Đến nay, Huyện Châu Thành có các di tích Gò Gạch (xã Tân Lý Tây), di tích Gò Sao (ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây), di tích Rạch Gầm–Xoài Mút, Chợ Giữa – Vĩnh Kim, đình Tân Lý Tây…..

Ngoài các di tích nêu trên, Huyện Châu Thành còn có nhiều công trình văn hóa khá nổi tiếng như: đài liệt sĩ, khu điêu khắc, và các đền, miếu trên địa bàn huyện.

Về dân tộc - tín ngưỡng: Trên địa bàn huyện hiện có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Chăm, Hoa. Trong đó người Kinh chiếm đa số, người Chăm và người Hoa chủ yếu sinh sống ở vùng sâu... Trong suốt lịch sử phát triển của thành phố, các dân tộc anh em trên địa bàn luôn cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái để cùng nhau góp sức xây dựng thành phố văn minh và giàu đẹp như hiện nay. Mỗi dân tộc đều mộ đạo và có tâm linh tín ngưỡng riêng, đặc thù cho dân tộc mình. Nhìn chung, tất cả đều có chung mục đích là sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo đều tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Hiện nay, Huyện Châu Thành thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng chuyển biến tích cực; tăng cường vận động nhân dân và tác động sâu rộng đến du khách, nâng cao nhận thức trong việc chấp hành pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa du lịch, cảnh quan đô thị, quyết tâm lập lại trật tự mua bán, không để lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường và bài trừ tệ nạn xã hội.

30

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)