0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Công tác tuyên truyền chính sáchpháp luật

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 104 -106 )

8. Kết cấu luận văn

3.2.9. Công tác tuyên truyền chính sáchpháp luật

Cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy cùng với sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền chính sáchpháp luật để nhân dân hiểu được chủ trương, chính sách phápluật của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong quá trình thực hiện; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Các ngành chức năng thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại, giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, qua đó lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý ngay những vấn đề mà nhân dân phản ánh nhất là liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP xác định đối tượng được hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất là “hộ gia đình,

96

cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ” còn một số trường hợpcán

bộ, công nhân viên chức Nhà nước đang làm việc, nghỉ hưu...đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhằm thu nhập thêm để đảm bảo cuộc sống nhưng không được xem xét hỗ trợ gây thiệt thòi, thắc mắc, khiếu nại khó cho công tác thực hiện giải phóng mặt bằng. Do đó, đề xuất bỏ quy định này nhằm tạo công bằng cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.

- Theo quy định của Nghị định 45/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể việc thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai. Không có quy định cụ thể đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân có thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở. Do đó đề xuất sửa đổi bổ sung quy định rõ các trường hợp nêu trên thì thu tiền sử dụng đất như thế nào.

- Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư “Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% … không khống chế mức trích 2%”. Tuy nhiên trên thực tế, chi phí đo đạc dự án nhiều khi lớn hơn 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án, chưa tính đến việc chi phí thuê đơn vị tư vấn định giá đất cụ thể, nếu nằm trong 2% thì chi phí Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng không thể thực hiện (do không có nhân lực và thiết bị để thực hiện việc đo đạc). Việc lập dự toán và thanh quyết toán theo Thông tư 74/2015/TT- BTC khó thực hiện. Vì vậy đề xuất bỏ kinh phí đo đạc và kinh phí khảo sát giá đất ra ngoài 2% kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quy định việc ký hợp đồng theo quy định của Luật đấu thầu.

Các nhà làm luật nên dùng các từ ngữ đơn giản, gắn gọn…khi người dân đọc qua sẽ hiểu, để người dân có thể kiểm tra xem cán bộ là áp giá bồi thường có áp dụng đúng luật hay không.

97

Ví dụ: Hộ ông A bị giải tỏa hết nhà với diện tích là 93m2, kết cấu nhà của ông A như sau: móng cột bê tông cốt thép, đỡ mái gỗ, vách tường vét vôi, mái firô, nền xi măng, không trần, không khu phụ.

Cách tính: Đơn giá = 3.420.000 - 5% (vách tường quét vôi) - 63.000 (mái fibro) - 5% (khu phụ)= 3.015.000 đ/m2

Vậy số tiền hộ ông A nhận được là: 93 * 3.015.000 đ/m2 = 280.395.000 đồng. Qua ví dụ trên thì khi hộ dân bị bồi thường nhà của, vật kiến trúc sẽ không thể nào nhìn vào Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành bảng đơn giá xây dựng nhà ở và vật kiến trúc thông dụng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà có thể tính ra đơn giá được.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 104 -106 )

×