Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Trên địa bàn thành phố Đồng Thápđã và đang triển khai nhiều dự án, tổng diện tích đất thu hồi, số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều, như: dự án phát triển toàn diện kinh tế- xã hội ở tỉnh Đồng Tháp; công trình đường ĐT 846, đoạn từ Tân Nghĩa đến Quốc lộ 30; dự án đường Sở Tư pháp kết nối Tân Việt Hòa, Công trình Đường Lộ Dây Thép nối liền Tiền Giang và Đồng Tháp v.v...

Thực tế, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp gặp không ít khó khăn, như: công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn trước đây bị buôn lỏng, những khó khăn, vướng mắc, phát sinh của từng dự án nhưng không được giải quyết kịp thời, trong đó có không ít trường hợp chủ sở hữu nhưng lại không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai… bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư bằng tiền còn có sự chênh lệch giữa các loại đất, các hộ dân, các phường, xã liền kề trong cùng một khu vực làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, kiến nghị tăng tiền bồi thường. Ngoài ra, một số hộ dân có đất bị thu hồi kiến nghị bồi thường không đúng chế độ, chính sách theo quy định; không hợp tác với cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng để kiểm điếm tài sản trên đất; không chấp nhận phương án bồi thường được phê duyệt dẫn đến chậm tiến độ thực hiện các dự án…

Căn cứ tình hình thực tế của từng dự án, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nhiều cuộc họp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho hội đồng giải phóng mặt bằng, từng cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng thực hiện bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án, nhất là những dự án khó khăn, vướng mắc. Một mặt, tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân, mặt khác tổng hợp những kiến nghị, đề xuất của các hộ dân để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện các hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án như: ngoài hỗ trợ tài sản trên đất theo quy định, hỗ trợ tái đinh cư, hỗ trợ để các hộ dân thuê nhà ở trong thời gian chờ; hỗ trợ tiền… Thông qua

21

công tác tuyên truyền và hỗ trợ của tỉnh, đến nay toàn bộ các hộ dân và tập thể bị ảnh hưởng đã thống nhất bàn giao mặt bằng.

Ngoài công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của tỉnh Đồng Tháp; các sở, ban, ngành trong tỉnh đã tham vấn và đề xuất các phương án giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Điều cốt yếu trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án là phải tính toán đủ và bảo đảm nguồn vốn để thực hiện. Đồng thời, thực hiện bảo đảm trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, áp dụng đúng, đủ các chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư theo quy định của Nhà nước. Cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cần có năng lực, trình độ, kinh nghiệm được trang bị đầy đủ kiến thức, am hiểu các chế độ, chính sách, quy định của pháp luật để giải đáp những ý kiến, kiến nghị của người dân và đề xuất hướng giải quyết đúng đắn các vướng mắc khi thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)