Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 74 - 75)

8. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh trước đây còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vướng mắc, tồn đọng không được kịp thời giải quyết, do đó không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính vẫn còn hạn chế, nhiều trường hợp chưa sát với thực tế… Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Công tác đo đạc phục vụ cho việc thu hồi đất còn chậm, chưa đáp ứng được cho công tác bồi thường (đa số chỉ đo đạc theo hiện trạng chưa xác định được ranh giới các thửa đất theo giấy chứng nhận đã cấp nhất là các thửa đất có tiếp giáp công trình công cộng nay chủ sử dụng đất sử dụng sai lệch so với giấy chứng nhận), một số trường hợp chủ sử dụng đất chậm cung cấp được các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (chuyển quyền, thừa kế, tặng cho … chưa làm hồ sơ). Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng sử dụng đất (hộ gia đình hay cá nhân) để xác định chính sách hỗ trợ tốn nhiều thời gian do phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

- Các văn bản pháp lý quản lý nhà nước về đất đai nói chung, chính sách, thủ tục trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng thiếu tính ổn định, chưa thực

66

sự hoàn chỉnh và còn chưa phù hợp thực tế;

- Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên, không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai không theo đúng quy định của pháp luật, đã gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm kê, thẩm định làm chậm trễ, ách tắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều trường hợp còn thiếu chính xác, làm cho việc xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn;

- Các quy định của pháp luật về bồi thường tương đối rộng, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu nhưng đội ngũ làm công tác bồi thường, hỗ trợ chưa được tập huấn chuyên ngành nên đôi khi xử lý tình huống chưa linh hoạt dẫn đến chậm tiến độ bồi thường, việc nghiên cứu và áp dụng đúng các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế; tổ chức làm công tác bồi thường khi lập phương án bồi thường chưa nghiêm túc thực hiện việc lấy ý kiến của người bị ảnh hưởng theo quy định; ý kiến phản ánh của người dân chưa được giải thích hoặc tiếp thu, dẫn đến những thiếu sót, tồn tại trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thắc mắc của người dân là khó tránh khỏi;

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất ở các địa phương còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; khi giải thích, hướng dẫn thắc mắc của người dân thì nhiều trường hợp chỉ qua loa, chiếu lệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)