Ở nước ta, chính quyền cấp xã gồm xã, phường, thi trấn là chính quyền cơ sở , có vai trò, vị trí đặc biệt quan đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của các công đồng dân cư trên địa bàn. Vấn đề này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghi lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX: “ Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”[26].
Chính quyền cấp xã theo quan niệm chung còn được xác định là trụ cột, trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức, triển khai mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đảm bảo cho nó đi vào cuộc sống.
Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã và hệ thống chính trị cơ sở nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã.
Xuất phát từ quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, nhiều văn kiện của Đảng đều khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng… Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ chương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để đề xuất, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát “ Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình tình của dân chúng báo cáo cho Đảng cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. [34. tr269]
Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa IX đã xác định: “xây dưng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng không ức hiếp nhân dân…” [26]. Như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là một trong ba vấn đề cơ bản, bức xúc nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.