Về nội dung giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 52)

- Về đối tượng giáo dục pháp luật

2.2.2.2.Về nội dung giáo dục pháp luật

Với đặc thù là một tỉnh miền núi tây bắc có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hết sức khó khăn, đến nay Điện biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Những khó khăn này đã tác động đến công tác GDPL. Do có sự khác nhau trình độ nhận thức, tuổi đời, kinh nghiệm công tác, lĩnh vực công tác, nên khi thực hiện chương trình GDPL cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên các chủ thể GDPL luôn chú ý đến việc phân loại một cách tương đối các cán bộ để chuyển tải nội dung pháp luật phù hợp với trình độ học vấn, tính chất công việc và yêu cầu công tác, dân tộc.. của từng địa bàn để nội dung học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tập trung chủ yếu vào những vấn đề lý luật nhà nước và pháp luật XHCN, các văn bản nghị quyết của Đảng, của Trung ương, luật khiếu nại tố cáo “Cần nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; quy định pháp luật về đảm bảo các quyền tự do dân chủ, quyền lợi hợp pháp của công dân, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy chế tiếp công dân, quy chế dân chủ cơ sở; các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương’’ [12] với những nội dung GDPL mang tính cấp bách, thời sự, nội dung tuyên truyền các văn bản pháp luật mới được ban hành phải gắn với việc thực hiện các chương trình quốc gia, phục vụ cho chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể.

Tháng 7/2008 Sở tư pháp Điện Biên tiến hành sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2008 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008. Tại hội nghị các cán bộ tư pháp cấp xã đã được bồi dưỡng các kiến thức

pháp luật như Luật cán bộ, công chức sửa đổi năm 2008, quyền hạn của ban tư pháp xã, công tác quản lý đất đai, công tác chứng thực và công tác đăng ký hộ tịch….Bên cạnh đó, các cán bộ tư pháp cấp pháp còn được thảo luận, trao đổi tháo gỡ những vướng mắc, một số nghiệp vụ trong công tác tư pháp.

Nhìn chung, nội dung giáo dục cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên đã được các chủ thể giáo dục không ngừng cải tiến, cập nhật những văn bản pháp luật mới để truyền tải cho đối tượng. Song vẫn còn những hạn chế thiếu sót cần phải chỉnh sửa, bổ sung, khắc phục để công tác giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã hiệu quả hơn. CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên do có sự chênh lệch quá lớn về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức điều hành, quản lý. Nội dung giáo dục pháp luật chưa mang tính đặc thù, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chủ yếu chỉ biên soạn theo từng chiến dịch, giai đoạn, thời điểm khi có yêu cầu, nội dung đào tạo giáo dục pháp luật còn mang nặng tính hình thức, lý thuyết, coi nhẹ thực hành. Như ở trường chính trị tỉnh hiện nay, chương trình học trung cấp lý luận, hoặc các lớp bồi dưỡng thì môn lý luận Nhà nước pháp luật chiếm dung lượng kiến thức quá lớn, hay ở hệ trung cấp pháp lý trường Cao đẳng Kinh tế tỉnh thì những môn học mà Cán bộ tư pháp cấp xã không có thẩm quyền giải quyết có số tiết học lớn hơn rất nhiều so với những môn học thuộc nghiệp vụ của cán bộ tư pháp xã như môn nghiệp vụ thư ký toàn án (45tiết), công tác thanh tra (45 tiết); Quản lý lịch tư pháp (30 tiết) trong khi đó môn Công tác hòa giải,Công tác quản lý và đăng ký hộ tịch thì chỉ có 30 tiết. Như vậy, nội dung quá dàn trải (cái cần thì có ít cái không cần thì quá nhiều) nên đã gây ra tình trạng chương trình, đào tạo quá dài, gây lãng phí không có trọng tâm, trọng điểm làm cho người học thấy khó tiếp thu, mệt mỏi, hiệu quả giáo dục pháp luật chưa cao.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 52)