Xây dựng và hoàn thiện các văn bản về giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 71 - 73)

- Về đối tượng giáo dục pháp luật

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản về giáo dục pháp luật

Chúng ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiến trình ấy cần sự nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.

Mặt khác, đặc trưng quan trọng cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải luôn tôn trọng tính tối cao của pháp luật, coi pháp luật là công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý. Điều đó có nghĩa và đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, minh bạch và công khai.

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều quan hệ xã hội liên quan đến công tác GDPL đã được quy định trong các văn bản pháp luật và được triển khai thực hiện như, Quy định thành lập HĐPH giáo dục pháp luật, Quy chế quy định tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến GDPL …Các quy định này đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thể chế hóa tương đối đầy đủ, cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục như: Quyết định số 23/2004/QĐ- UBND ngày 01 tháng 06 năm 2004 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 860/QĐ- UBND, ngày 09/8/2006 UBND tỉnh về việc triển khai các Đề án theo Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005 đến năm 2010 ở địa phương; Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND, ngày 09/8/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật về công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân ở tỉnh Điện Biên thời gian qua chưa đồng bộ, còn thiếu, tính khả thi thấp khó triển khai trong thực tế. Cơ chế xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ

sung còn chưa kịp thời. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn hoặc có thì cũng chỉ là những quy định chung chung, làm cho quá trình thể chế hóa để thực hiện gặp nhiều khó khăn. Chưa có những văn bản quy định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các chủ thể về công tác giáo dục cho độ ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Trong thời gian tới, cần tiếp tục ban hành những chỉ thị, đề án cụ thể hơn nữa về tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Hạn chế của hệ thống các văn bản pháp luật về GDPL cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên, đã làm cho công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã không đạt kết quả như mong muốn. Việc thực hiện chương trình GDPL ở một số địa phương mang tính hình thức, phong trào, không có sự gắn kết, phối hợp giữa các chủ thể GDPL. Do đó, công tác GDPL cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể. Từ đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi, bổ sung để thể chế hóa đầy đủ, thống nhất đồng bộ để công tác giáo dục cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được triển khai có hiệu quả.

Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, điều quan trọng là cần phải tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của HĐND và UBND. Việc xây dựng và hoàn thiện các các văn bản pháp luật phải đảm bảo tuôn thủ các nguyên tắc nhất định, đúng quy trình, thẩm quyền, để các văn bản được ban hành phát huy giá trị điều chỉnh tránh tình trạng pháp luật không được thực hiện vì không phù hợp thực tế hoặc chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm lòng tin vào pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã gây khó khăn cho việc giáo dục pháp luật .

Không thể có hiệu quả cao trong việc dục pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã nếu không quan tâm tới công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để đảm bảo hoạt động này có hiệu quả cần phải tiến hành rà

soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã đã được HĐND và UBND cụ thể hóa, từng bước điều chỉnh, sửa đổi những quy định chưa phù hợp, đồng thời bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật mới đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của cán bộ và nhân dân. Cần đáp ứng đầy đủ tài liệu dùng cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật do Trung ương ban hành được phát hành rộng rãi, cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và từng cơ sở. Các cơ sở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc cần có các quy định riêng.

Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tuyên truyền phổ biến GDPL cho cán bộ, công chức, đặc biệt GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan. Qua đó, tạo ra cơ chế về hoạt động tuyên truyền, phổ biến GDPL là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội. Đồng thời, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Hiện nay, Dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đang được nghiên cứu xây dựng. Là văn bản có hiệu lực pháp lý cao, Luật này sẽ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung. Trên cơ sở đó, vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần được cụ thể hóa một cách phù hợp, căn cứ vào cả các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w