- Về đối tượng giáo dục pháp luật
3.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục pháp luật
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã của tỉnh cần đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật và đa dạng hóa các hình thức GDPL nhằm đảm bảo tính thiết thực và đem lại hiệu quả cao.
* Về nội dung giáo dục pháp luật
Nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các cơ sở đào tạo ở tỉnh Điện Biên còn nhiều bất
cập. Chẳng hạn, đối với hệ trung cấp lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh phần lớn thời gian chỉ dành giới thiệu môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, trong khi các kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc, nhiệm vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã mà họ rất cần biết như: luật đất đai, luật lao động, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự thì chưa được giới thiệu một cách đầy đủ. Vì thế, kiến thức tích lũy được sau khi học tập, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Đối với hệ trung cấp pháp lý trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Điện Biên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn chủ yếu dừng lại ở lý luận. Học viên lên lớp chủ yếu nghe giáo viên thuyết trình và do thời gian không nhiều nên các vấn đề thuyết trình mới dừng lại ở việc làm rõ những nội dung trong phạm vi giáo trình, còn những vấn đề thực tiễn họ lại rất ít được tiếp cận. Trong khi đó, một số môn học của hệ trung cấp pháp lý còn chưa có giáo trình chuẩn như môn Quản lý lý lịch tư pháp, Nghiệp vụ thư ký tòa án. Để có tài liệu lên lớp, các giảng viên phải tự xây dựng nội dung, biên soạn bài giảng nên hiệu quả công tác giáo dục chưa cao.
Hiện nay, chương trình, nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cho các lớp trung cấp chính trị, trung cấp pháp lý hoặc hệ bồi dưỡng QLNN, QLKT là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc phê chuẩn nên việc thay đổi là rất khó khăn. Muốn thay đổi chương trình, nội dung đó phải có sự đề xuất từ cơ sở đào tạo và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trước mắt, để khắc phục những bất cập nêu trên, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã bảo đảm sự phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương giảng viên, nên lồng ghép những vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc của CBCC chính quyền cấp xã vào nội dung chung của chương trình.
Nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên cần chú ý tới tính đặc thù của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở một số vùng sâu, vùng biên giới. Trong bối cảnh tình trạng di dân tự do, tình trạng tuyên truyền đạo trái phép, tái trồng cây thuốc phiện vẫn còn tồn tại, Tỉnh ủy, UBND, các cơ quan chức năng ở địa phương cần quan tâm, đổi mới hơn nữa nội dung GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã, giúp họ dễ hiểu, dễ vận dụng pháp luật khi giải quyết các công việc của địa phương.
Cùng với giáo dục kiến thức pháp luật, cần tiến hành giáo dục đạo đức và giáo dục chính trị cho CBCC chính quyền cấp xã. Người CBCC cấp xã không chỉ hiểu biết pháp luật mà quan trọng hơn, phải có kỹ năng sử dụng pháp luật. Là những người đại diện cho Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền và nhiệm vụ trong mối quan hệ với nhân dân, thái độ hành vi xử sự đúng hay không đúng pháp luật của họ có tác động rất lớn đến nhân dân. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh phải có sự chỉ đạo trong việc kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành ở họ phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật. Pháp luật, đạo đức, chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, GDPL cùng với giáo dục đạo đức đảm bảo sự điều chỉnh bên ngoài đối với hành vi thực hiện công vụ của CBCC chính quyền cấp xã . Vì vậy, GDPL và giáo dục đạo đức sẽ tác động vào lòng tin của họ đối với những quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật trong đời sống thực tế hàng này, hướng tới hoàn thiện những mối quan hệ lẫn nhau giữa con người, từ đó lòng tin sẽ chuyển thành mục đích, định hướng giá trị và thành hành động.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã khi thực hiện nhiệm vụ gắn liền với nhiệm vụ chính trị, hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương, nếu tách nhiệm vụ chính trị, hoạt động quản lý nhà nước sẽ mất phương hướng. Do đó, giáo dục pháp luật phải được kết hợp với giáo dục chính trị, mặt khác phải tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho CBCC chính quyền cấp
* Về hình thức giáo dục pháp luật
Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, đổi mới nội dung giáo dục pháp luật đòi hỏi phải đổi mới đồng thời cả về hình thức giáo dục pháp luật. Đổi mới hình thức giáo dục theo hướng phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Thứ nhất, mở rộng phát triển các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
trên phương tiện thông tin đại chúng:
Tiếp tục duy trì đổi mới và nâng cao chất lượng mục: Nhà nước và Pháp luật; an ninh Điện Biên; Quốc phòng Điện Biên trên sóng Phát thanh -
Truyền hình tỉnh và chuyển tiếp phát trên đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện. Trong đó, dành thời lượng phù hợp để thông tin về các quy định chủ yếu, quy định của các văn bản pháp luật mới ban hành; đăng, phát các tin bài, các phóng sự điều tra về tình hình vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực để giáo dục, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tăng thời lượng phát sóng truyền thanh bằng tiếng dân tộc, tiến tới xây dựng và phát sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc.
Xây dựng mục pháp luật, giải đáp pháp luật, trợ giúp pháp lý trên báo Điện Biên Phủ, trong đó chú trọng nội dung giải đáp chế độ, chính sách pháp luật cho nhân dân. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, mời cán bộ, Giảng viên pháp luật thực hiện phỏng vấn, giải đáp các vấn đề liên quan của chuyên mục giải đáp pháp luật.
Duy trì, mở rộng diện phát hành bản tin Tư pháp Điện Biên của sở Tư pháp, của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, nâng cao chất lượng tin, bài dần đưa bản tin ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn là tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở.
Để bảo đảm hiệu quả của công tác uyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đài phát thanh truyền hình, Báo Điện Biên phủ, Sở Tư pháp phải chủ động xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; phát sóng các chương trình, tiết mục văn hóa - nghệ thuật có nội dung tuyên truyền, cổ vũ khích lệ cán bộ và nhân dân tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật là người dân tộc tại chỗ. Đây là yếu tố quan trọng để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc đạt hiệu quả cao, làm cho các báo cáo viên pháp luật dễ tiếp cận và thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng biên giới ở tỉnh Điện Biên.
Thứ hai, đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dậy ở các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh.
Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã, đòi hỏi các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh cần phải đổi mới hình thức giảng dậy để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật. Đối với hình thức dậy và học pháp luật tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã của tỉnh nên được đổi mới theo hướng sử dụng các hình ảnh, phim tư liệu để minh họa cho phần nội dung giảng dậy, chẳng hạn khi học luật hình sự tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) giáo viên có thể trình chiếu hoặc thông qua hình ảnh minh họa cho học viên xem các loại ma túy, hoặc đưa ra các bài tập tình huống pháp luật ở cơ sở và cách xử lý tình huống…
Thứ ba, đối với hình thức giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng tủ
trình độ hiểu biết pháp luật và biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt các quy định của pháp luật vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc xây dựng tủ sách pháp luật tại xã sẽ là cẩm nang cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tra cứu, vận dụng trong giải quyết công việc hàng ngày ở cơ sở. Để tủ sách pháp luật pháp luật ở cơ sở khai thác có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới cần phải:
Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng, bổ sung tài liệu sách pháp luật cho tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo xây dựng tủ sách pháp luật đối với các xã mới được chia tách, thực hiện tốt việc luân chuyển tài liệu giữa tủ sách pháp luật của xã với tủ sách của Điểm Bưu điện - Văn hoá xã, tủ sách của Đồn Biên phòng để thu hút, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân và chiến sĩ các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Từng bước nghiên cứu, triển khai việc xây dựng Tủ sách pháp luật ở thôn, bản, tổ dân phố.
Tủ sách pháp luật có tác dụng nâng cao dân trí và phục vụ cho việc tra cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã. Nên tủ sách cần phải bổ sung thường xuyên các loại đầu sách pháp luật, tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu tự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Thứ tư, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo chuyên đề văn bản mới ở cơ sở. Đặc biệt là tổ chức thường xuyên các hội thi về tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã như hội thi: Chủ tịch xã giỏi; Công an viên giỏi; Thi tìm hiểu Luật hình sự; Thi tìm hiểu Luật giao thông… phối hợp với các cấp, các nghành tổ chức tốt các cuộc thi này. Thông qua hình thức này giúp cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không ngừng nâng cao nhận thức pháp luật.