Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 79 - 83)

- Về đối tượng giáo dục pháp luật

3.2.4.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật.

Để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân nói chung và GDPL cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên đạt kết quả như mong muốn, cần tăng cường các điều kiện bảo đảm công tác này.

3.2.4.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật. dục pháp luật.

* Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh.

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Bởi vậy, điều quan trọng và có tính quyết định là phải củng cố, xây dựng đội ngủ giảng viên, báo cáo viên pháp luật của tỉnh. Bảo đảm đội ngũ này được đào tạo, bồi dưỡng theo hướng: đủ về số lượng, nhiệt tình với công tác, giỏi về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, am hiểu về phong tục tập quán và lối sống của các dân tộc địa phương trong tỉnh.

Với tình hình thực tế hiện nay của tỉnh Điện Biên việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã được giao cho 2 cơ sở đào tạo là: trường Chính trị tỉnh và trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật tỉnh. Trường Chính trị tỉnh đào tạo, bồi dưỡng hệ trung cấp chính trị và quản lý Nhà nước cho cán bộ cơ sở. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật tỉnh đào tạo, bồi dưỡng hệ trung cấp pháp lý và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở. Lực lượng nòng cốt của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của tỉnh là đội ngũ giảng viên khoa Nhà nước - pháp luật của trường Chính trị và tổ bộ môn pháp luật - Khoa kinh tế - trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật tỉnh. Để thực hiện tốt nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã ở các cơ sở đào tạo, đòi hỏi phải có đội ngũ giảng dạy môn pháp luật có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn cao và có phương pháp sư phạm tốt.

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề này đang bất cập cả về số lượng lẫn chất lượng giảng dạy.

- Về số lượng:

Số liệu khảo sát thực tế đội ngũ giảng dạy môn pháp luật ở 2 cơ sở đào tạo cho thấy Trường Chính trị tỉnh có 8 giảng viên, trong đó 2 giảng viên có trình độ cao học luật, 1 giảng viên đang học cao học luật, 5 giảng viên có trình độ cử nhân luật. Các trung tâm chính trị không có giáo viên chuyên trách giảng dạy môn pháp luật. Ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật tỉnh có 6 giảng viên tham gia giảng dạy môn pháp luật, trong đó có 2 giảng viên kiêm nhiệm, 4 giảng viên chuyên trách, 1 giảng viên có trình độ cao học luật hiện đang đi nghiên cứu sinh, 3 giảng viên đang học cao học luật, số còn lại có trình độ cử nhân luật. Mặc dù, có tới 14 giảng viên đảm nhiệm công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở nhưng khối lượng công việc quá lớn. Đó là, phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho 8 huyện thị và thành phố Điện Biên, ngoài ra do tỉnh Lai Châu mới tách, trường Chính trị đã thành lập được nhưng chưa đi vào hoạt động nên việc đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ cơ sở phần lớn vẫn do tỉnh Điện Biên thực hiện.

Do vậy, việc tăng cường về số lượng đội ngũ giảng dạy môn pháp luật cho 2 cơ sở đào tạo của tỉnh là rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ CBCC cấp xã của 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu theo hướng chung, có đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có phương pháp giảng dạy khoa học.

- Về chất lượng:

Điện Biên là một tỉnh miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng Tỉnh ủy, UBND đã quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giáo viên giảng dạy

bộ môn pháp luật nói riêng. Trong 14 giảng viên giảng dạy môn pháp luật của trường Chính trị tỉnh và trường Cao đẳng kinh tế tỉnh, có 3 giảng viên có trình độ cao học Luật (chiếm 21,4%), 4 giảng viên đang học cao học Luật (chiếm 28,5%). Số liệu trên cho thấy, phần lớn đội ngũ giảng viên tuổi đời còn rất trẻ, 12/14 giảng viên dưới 35 tuổi. Giảng viên trẻ có lợi thế là, khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn dễ dàng hơn so với giảng viên lớn tuổi, năng nổ, nhiệt tình trong công tác nhưng cũng có những hạn chế không nhỏ, trong đó phải kể đến hạn chế về kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Giáo dục pháp luật ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã khác cơ bản với việc giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác ở chỗ, đối tượng giáo dục pháp luật là cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đang làm việc ở các cơ quan nhà nước. Đội ngũ giảng viên ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã nếu chỉ có trình độ chuyên môn cao thì chưa đủ, mà cần phải có kiến thức xã hội thực tiễn nhất định, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp, am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc địa phương trong tỉnh (nếu biết tiếng dân tộc càng tốt) để đủ khả năng lên bục giảng truyền đạt những lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật cho học viên, đồng thời giúp học viên cách vận dụng, sử dụng và áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hàng ngày của mình đạt hiệu quả. Để công tác giảng dạy đạt chất lượng cao, đòi hỏi đội ngũ giảng dạy môn pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã phải đầu tư cho thời gian nghiên cứu, bố trí thời gian đi về các cơ sở nghiên cứu thực tế một cách cụ thể để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của cán bộ cơ sở. Bên cạch đó, hàng năm giữa 2 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh cần tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, sinh hoạt khoa học nhằm trao đổi, giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh để thống nhất các vấn đề thuộc nội

dung bài giảng, bồi dưỡng, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy cho CBCC cấp xã ở từng vùng, từng dân tộc khác nhau.

* Đối với đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật

Để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cần phải có những sửa đổi trong quy chế báo cáo viên pháp luật cụ thể là:

Thứ nhất: nên qui định Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thành Báo cáo

viên pháp luật cấp xã vì cấp xã cũng là một cấp hành chính, còn Tuyên truyền viên pháp luật đề nghị nên thành lập tại các thôn, bản, đội, khu phố.

Thứ hai: nên quy định Báo cáo viên ở cấp nào thì lựa chọn người ở cấp

đó để thành lập, không nên quy định lấy người ở cấp dưới lên làm Báo cáo viên ở cấp trên, vì như vậy không đảm bảo tính khả thi và sẽ gây khó khăn nhiều cho các báo cáo viên pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba: về tiêu chuẩn của Báo cáo viên, đề nghị bổ sung thêm điều kiện

ở những vùng dân tộc thiểu số thì Báo cáo viên pháp luật cấp huyện phải biết thông thạo tiếng dân tộc thiểu số.

Thứ tư: quy định chế độ phụ cấp hoặc thù lao hợp lý đối với Báo cáo

viên, Tuyên truyền viên pháp luật.

Thứ năm: Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng báo cáo

viên, tuyên truyền viên pháp luật để đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật. Đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nhiệm vụ lâu dài và rất khó khăn. Đặc biệt việc GDPL cho cán bộ là người dân tộc ở vùng biên giới lại càng khó khăn hơn. Người làm công tác tuyên truyền, giáo dục vừa phải là

người có trình độ, vừa phải nhiệt tình, tận tụy với công việc, vừa phải luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp và cách thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp để cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nắm được pháp luật và sử dụng pháp luật vào giải quyết công việc hàng ngày ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w