- Về đối tượng giáo dục pháp luật
3.2.4.5. Nâng cao trình độ văn hóa cho CBCC chính quyền cấp xã.
Từ thực trạng trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên cho thấy: trình độ văn hóa của đội ngũ này còn rất thấp, đặc biệt là cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ dân tộc thiểu số. Trình độ văn hóa thấp thì khả năng tiếp thu, truyền đạt, vận dụng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương chắc chắn sẽ không cao. Chỉ trên cơ sở nâng cao trình độ văn hóa thì giáo dục pháp luật mới có hiệu quả. Vì vậy, một trong
những giải pháp vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính trước mắt là phải nâng cao trình độ văn hóa cho CBCC chính quyền cấp xã. Để thực hiện giải pháp này trong Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong chương trình Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên, kế hoạch của UBND tỉnh đều đề cập tới vấn đề này và đưa ra mục tiêu cụ thể: “ đến năm 2010 có 90% cán bộ, công chức xã, phường có trình độ văn hóa trung học cơ sở trở lên; trong đó 40 – 50% đạt trình độ trung học phổ thông” [ 58 ]
Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà như hiện nay, đòi hỏi bản thân mỗi CBCC chính quyền cấp xã không ngừng nghiên cứu, học tập tìm hiểu pháp luật và phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, nâng cao trình độ, năng lực của mình để tự chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xứng đáng là công bộc của nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, không ngừng đề cao giá trị dân chủ và vai trò của pháp luật trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội. Do vậy, để góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, việc nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ và nhân dân, những người ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu các văn bản pháp luật trở thành nhu cầu tất yếu của cả nhà nước và nhân dân. Việc tuyên truyên, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân nói chung và cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng là một trong những biện pháp nhằm giúp họ tiếp cận kiến thức pháp luật, hình thành ý thức pháp luật và thói quen xử sự theo pháp luật góp phần đảm bảo quyền công dân, nâng cao hiệu quả QLNN, quản lý xã hội ở cơ sở, hạn chế tình trạng tuỳ tiện, lạm quyền và vi phạm pháp luật. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cũng được coi là một trong những phương thức tổ chức, thực hiện pháp luật, đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện công cuộc cách nền hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, công tác GDPL cho cán bộ, công chức trong toàn tỉnh, đặc biệt là cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Cấp xã là cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chính; cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi” [33.tr5 ].
Cấp xã là cấp gần dân nhất, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp chăm lo đên đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. CBCC
chính quyền cấp xã có vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai, đưa Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân, xây dựng và củng cố chính quyền địa phương vững mạnh. CBCC chính quyền cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Họ phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật của nhà nước, không những là cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo hiệu quả của công việc mà còn là cơ sở cho việc hướng dẫn, giải thích cho nhân dân hiểu và làm đúng pháp luật góp phần tạo lập trật tự xã hội, trật tự pháp luật ở địa phương. Mặt khác, nếu CBCC chính quyền cấp xã không hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật kém, coi thường pháp luật giải quyết công việc không đúng pháp luật sẽ dẫn tới hậu quả làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước, có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở cấp xã. Vì vậy, GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục pháp luật cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh coi đó là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi Tây Bắc. Vì vậy, quá trình tổ chức, thực hiện chương trình GDPL cho đối tượng này cần phải xuất phát từ thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên, để từ đó đưa ra những giải pháp cho phù hợp.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên trong những năm tiếp theo, không thể không quan tâm tới công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh, đặc biệt là đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có ý thức pháp luật, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, là lực lượng nòng cốt trong
việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, có phẩm chất tốt, đủ khả năng thi hành công vụ, tận tụy với công việc được giao, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương. Đây chính là việc làm quan trọng có ý nghĩa thiết thực, để sớm đưa Điện Biên ra khỏi danh sách là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, góp phần vào công cuộc CNH, HĐH đất nước, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.