Về hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 61)

- Về đối tượng giáo dục pháp luật

2.2.2.3. Về hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật:

Việc lựa chọn hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho mỗi qui định pháp luật sau khi tuyên truyền, phổ biến đều được đối tượng nắm bắt, tiếp thu, hưởng ứng và tự giác thực hiện trong thực tế. Ý thức được vấn đề trên, trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể giáo dục pháp luật áp dụng hình thức giáo dục pháp luật thiết thực, phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn cụ thể.

Khi giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã trong thời gian qua các chủ thể giáo dục pháp luật ở Điện Biên đã vận dụng kết hợp các hình thức, phương pháp cơ bản sau:

* Học tập pháp luật ở các nhà trường là hình thức mang tính phổ biến, truyền thống, có ý nghĩa quan trọng tác động tích cực lên việc hình thành ý thức pháp luật, tạo nên thói quen áp dụng pháp luật trong công việc của CBCC chính quyền cấp xã .

Hình thức này ở tỉnh Điện Biên chủ yếu là được thực hiện ở trường Chính trị tỉnh và trường Cao đẳng kinh tế tỉnh, qua hình thức này người cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức QLNN, QLKT.

Ở trường Chính trị tỉnh giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã được tiến hành thông qua 2 loại hình đào tạo trung (cấp chính trị và trung cấp hành chính) và chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN. Còn ở Trường Cao Đẳng kinh tế tỉnh là nơi đào tạo nguồn cán bộ tư pháp cấp xã và các lớp bồi dưỡng QLKT cho CBCC chính quyền cấp xã. Bằng hình thức này CBCC chính quyền cấp xã được trang bị được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, nội dung các nghành luật trong hệ thống phá luật Việt Nam, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, lớp trung cấp pháp lý CBCC chính quyền cấp xã còn được trang bị các

nghiệp vụ như: Soạn thảo văn bản; Công tác thi hành án dân sự; Công tác quản lý và đăng ký hộ tịch…

Trong những năm qua, xuất phát từ yêu cầu đào tạo bồi, dưỡng CBCC chính quyền cấp xã của tỉnh, cũng như căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh cho từng loại cán bộ, hai cơ sở đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã của Điện Biên là Trường Chính Trị tỉnh và trường Cao Đẳng kinh tế tỉnh trên cơ sở tuôn thủ nghiêm túc các chương trình đào tạo do Học viện Chính Trị- Hành chính Quốc gia và Trường Đại học Luật ban hành đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến nội dung, chương trình theo phương châm lý luận gắn với thực tiễn, phù hợp với trình độ văn hóa, chức danh của đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, tập chung giải quyết những nhu cầu bức xúc về thực tiễn mà địa phương đang quan tâm.

Thông qua hình thức giáo dục này, kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên được mở đồng đều hàng năm, rộng khắp trong phạm vi 8 huyện, thành phố Điện Biên Phủ. Tính từ năm 2004- 2008 (trong 05) có 12.958 lượt cán bộ, công chức cấp xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể: đào tạo, Lý luận Chính trị Cao cấp chính trị 2, Trung cấp chính trị 381 người, bồi dưỡng 9228 người; Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức cơ sở 619 người; Về chuyên môn: Trung cấp: 323 lượt người, Bồi dưỡng 2407 lượt người; (xem phụ lục 2)

Tại đây, người học được đội ngũ giáo viên có trình độ đại học, sau đại học Luật trực tiếp giảng dậy, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong công tác, và được cọ sát, học hỏi bằng việc tham quan, thực tế tại các xã khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.

* Giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã thông qua các cuộc hội nghị, tập huấn, hội thảo, câu lạc bộ, thi tìm hiểu pháp luật (hình thức tuyên truyền miệng) là hình thức được áp dụng thường xuyên, phổ biến và đạt hiệu quả cao nhất. Vì thông qua hình thức này, CBCC chính quyền cấp xã có

thời gian được tìm hiểu, phổ biến, phân tích, giải thích cặn kẽ từng qui định pháp luật phù hợp với nhận thức của từng đối tượng cụ thể tạo điều kiện cho cán bộ vận dụng pháp luật một cách đúng đắn. Đối với hoạt động giáo dục pháp luật này CBCC chính quyền cấp xã được trực tiếp giới thiệu các luật như: Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Khiếu nại, tố cáo, Qui chế dân chủ, các văn bản Luật qui định về chính sách, chế độ của Nhà nước đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Sở tư pháp với chức năng, nhiệm vụ của mình đã phát huy vai trò tích cực trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Căn cứ vào Quyết định số 13/ QĐ - TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007 và Quyết định số 212 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Điên Biên đã triển khai đề án ” Phát huy vai trò của cơ quan tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”. Với yêu cầu: định kỳ

bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền và tập huấn pháp luật cho cán bộ tư pháp xã, công an xã, bản; hỗ trợ tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cơ sở xã; xây dựng các mô hình, hình thức sinh hoạt pháp luật đa dạng cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở. Trên cơ sở đó, với vai trò là cơ quan chủ trì, sở

tư pháp đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác của tỉnh mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã nói chung và cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Thông qua hình thức này, đạt được một số kết quả đáng kích lệ, tiêu biểu như:

Tháng 3/2005 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, HĐPHGDPL phối hợp với Sở tư pháp mở hội nghị tập huấn công tác Quản lý và đăng ký hộ tịch, phổ biến Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ

tịch cho hơn 80 cán bộ tư pháp xã, phường trong toàn tỉnh, qua đây các cán bộ nắm bắt kịp thời những nội dung của các văn bản pháp luật mới, làm cơ sơ cho việc áp dụng quy phạm pháp luật vào xử lý, giải quyết công việc ở địa phương

Năm 2006, tỉnh đã tổ chức 5 Hội nghị tập huấn cho CBCC chính quyền cấp xã, triển khai các văn bản pháp luật mới được ban hành với 415 lượt người tham dự. Với chức năng là cơ quan chuyên môn, Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước của tỉnh đã tổ chức 7 Hội nghị triển khai, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ với 605 lượt người tham dự.

Năm 2008, Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp cấp huyện đã phối hợp với các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức được 12 lớp bồi dưỡng công tác tư pháp, trong đó có chuyên đề về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức tuyên truyền miệng và cập nhật kiến thức pháp luật mới cho gần 400 cán bộ, công chức cấp xã, tuyên truyền viên pháp luật ở xã, bản tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức được 11 lớp tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và cập nhật những văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý cho lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến các huyện, các xã đặc biệt khó khăn với 499 cán bộ, công chức cấp xã tham dự. Đây là lực lượng quan trọng trong việc phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho người dân tại cơ sở.

Với việc tham dự các cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị CBCC chính quyền cấp xã được cập nhật những văn bản pháp luật mới, bổ sung vào lượng kiến thức pháp luật của mình để vận dụng quy định pháp luật giải quyết công việc hàng ngày.

Về hình thức sinh hoạt các câu lạc bộ, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 103 Câu lạc bộ pháp luật, 68 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi Hoà giải viên giỏi, Công an viên giỏi,…. đã thực sự trở thành nơi sinh hoạt pháp luật có tổ chức, gắn với sinh hoạt văn hóa của dân tộc ở địa phương. Nhận thức về pháp luật của các Hội viên đã được nâng lên rõ nét, nhờ lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với phong tục tâp quán như cuộc thi: Cán bộ tư pháp cơ sở với phong tục tập quán địa phương do Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp cấp huyện phối hợp Ban tư pháp xã tổ chức thu hút 98 cán bộ tư pháp xã đã tham gia cuộc thi này.

Thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, hội thi tìm hiểu pháp luật, các Hội viên đã được học tập kiến thức pháp luật mới, được trao đổi, tư vấn xử lý các tình huống pháp luật xảy ra trong đời sống hàng ngày. Nhằm rèn luyện tư duy và khả năng giao tiếp, điều hành công việc của CBCC chính quyền cấp xã.

* Giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã qua hoạt động xét xử công khai của Tòa án là hình thức đặc thù nhất, làm cho mọi người thấy rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật. Thái độ khách quan, nghiêm túc của Thẩm phán trong quá trình xét xử hay trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của các bên trong tranh luận để tìm ra sự thật của vụ án. Từ đó, giúp cho những người tham gia tố tụng và đông đảo quần chúng tham dự phiên tòa có nhận thức đúng đắn về những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục họ ý thức tuân thủ pháp luật.

Đây là hoạt động giáo dục pháp luật có tác dụng tích cực nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật một cách có mục đích, có chủ định, có tổ chức đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ các tri thức pháp luật, cảm xúc và lòng tin vào pháp luật, làm cơ sở cho hành vi và lối sống theo pháp luật của của từng CBCC chính quyền cấp

xã. Việc xét xử các vụ án, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình… đặc biệt là các vụ án tham nhũng, nhận hối lộ, cố ý làm trái các quy định của nhà nước là những bài học cảnh tỉnh, có tính chất giáo dục cao, răn đe phòng ngừa những cán bộ coi thường pháp luật, có ý định phạm tội. Từ đó, hình thành ý thức pháp luật, xử sự theo pháp luật của CBCC chính quyền cấp xã.

Để góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần chung nhân dân, trong 5 năm qua (từ 2004-2008) ngành tòa án Điện Biên đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương đẩy mạnh hoạt động xét xử lưu động với 253 phiên tòa tại nơi xẩy ra vụ án, đặc biệt là các vụ án điểm được dư luận quan tâm, trong đó chú ý tổ chức các phiên tòa ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, nơi mà trình độ pháp luật của CBCC chính quyền cấp xã và nhân dân còn nhiều han chế. Các phiên tòa lưu động tại cơ sở đã góp phần nâng cao trình độ dân trí pháp lý, ý thức chấp hành pháp luật của CBCC chính quyền cấp xã và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

* Hình thức giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã qua các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những hình thức giáo dục pháp luật có tác động không nhỏ tới CBCC chính quyền cấp xã. Đây là hình thức giáo dục pháp luật có tính cổ truyền và đạt được hiệu quả cao, thu hút nhiều độc giả quan tâm và truyền tải được khối lượng thông tin lớn.

Trong 5 năm qua Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Điện Biên đã phát hành hơn 5.000 bản tin về phổ biến, giáo dục pháp luật qua các chuyên mục:

Nhà nước và pháp luật; An ninh Điện Biên; Quốc phòng toàn dân; An toàn giao thông; Chính sách thuế và cuộc sống trên sóng Truyền hình với thời

lượng 120’/tuần, nhằm giới thiệu những văn bản pháp luật mới, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, chính sách thuế mà cán bộ và nhân dân quan tâm….được thể hiện dưới các hình thức: Phóng sự, đưa tin, giới thiệu. Chuyên mục An ninh Điện Biên được phát sóng 2 lần/1 tuần đưa những hình ảnh chân

thực về tình hình vi phạm pháp luật của địa phương đã giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng được lòng tin và pháp luật của quần chúng nhân dân. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng của tỉnh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, với Sở tư pháp, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng, Chi cục thuế tỉnh nên chuyên mục có nội dung ngày càng phong phú, thu hút được nhiều độc giả hơn. Vì vậy, đã kịp thời chuyển tải các thông tin pháp luật đến với quần chúng nhân dân nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng.

Báo Điện Biên Phủ mở các chuyên mục: Hỏi đáp pháp luật; Giới thiệu

văn bản pháp luật; Người tốt việc tốt; An ninh trật tự, đã giới thiệu kịp thời

các văn bản pháp luật mới của Trung ương và của tỉnh, giải đáp các thắc mắc pháp luật, nêu gương những tấm gương tốt trong cuộc sống và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đưa tin và phản ánh về các hoạt động bảo vệ pháp luật của các ngành chức năng trên địa bàn toàn tỉnh. Để bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật này đạt hiệu quả, công tác biên soạn phát hành tài liệu, tờ rơi đã được từng bước đổi mới, phù hợp với nhận thức của từng đối tượng, từng vùng. Trong 5 năm qua, Sở tư pháp tỉnh Điện Biên đã duy trì đều đặn việc phát hành bản tin tư pháp hàng tháng với số lượng 500 cuốn có nội dung phản ánh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan trong tỉnh, phản ánh thực trạng tình hình thực hiện pháp luật tại địa phương và giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới. Tài liệu này được gửi tới tất cả các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, trong đó có cả UBND các xã. Biên soạn trên 150.000 tờ rơi, tờ gấp các loại phổ biến GDPL trong đó có một số tài liệu được in bằng song ngữ Việt - Mông, Việt - Thái được cấp phát đến tận cơ sở.

Từ năm 2004 đến năm 2008 HĐPH phổ biến GDPL của tỉnh đã cho in ấn, phát hành gần 80.000 bộ tài liệu sách báo về các văn bản của Trung ương và

tỉnh chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến GDPL ở các địa phương. Ngoài ra, Sở tư pháp còn biên soạn cuối tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu như cẩm nang bỏ túi của CBCC chính quyền cấp xã.

* Một hình thức phổ biến GDPL đặc thù ở Điện Biên đã được áp dụng

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w