Thực trạng CBCC chính quyền cấp xã tỉnh Điên Biên.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 34 - 43)

Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ từ ngày 1.1.2004 (theo Nghị quyết số 22/ 2003/QH11 của Quốc hội ngày 26/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới một số tỉnh). Trong hoàn cảnh cơ sở vật chất còn nhiều

khó khăn, đội ngũ cán bộ thiếu hụt do chuyển đi tỉnh mới( tỉnh Lai Châu), nhất là đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

Trong những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các địa phương của tỉnh Điện Biên đã tăng cường, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, phần lớn các địa phương chưa thực hiện đồng bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với công tác quy hoạch cán bộ, nên nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã chưa được đào tạo một cách cơ bản các kiến thức về tổ chức nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ

Theo số liệu thống kê của Sở nội vụ tỉnh, hiện nay Điện Biên có tổng số 3351 cán bộ chính quyền cơ sở. Trong đó, cán bộ chuyên trách: 1151 người, công chức chuyên môn: 647gười, cán bộ không chuyên trách: 1526 người, có độ tuổi bình quân là 42. Trình độ văn hóa: Cấp I là 24,44%, cấp II là 56,49%, cấp III là 17,63% ; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp trở lên là 26,71%; Trình độ lý luận trung cấp trở lên là 21,30%.( xem phụ lục 1). Cụ thể là:

* Về độ tuổi

Độ tuổi 35 - 45 và 45 - 55 tuổi chiếm đa số, độ tuổi trung bình là 40 tuổi. Các xã bắt đầu có cán bộ trẻ (dưới 35 tuổi) song chiếm tỉ lệ chưa nhiều, chủ yếu giữ chức vụ Bí thư đoàn, các chức danh chuyên môn, ở các chức vụ chủ chốt vẫn chủ yếu là cán bộ lớn tuổi trong khoảng 45 - 55 tuổi. Tại các địa phương này cần chú trọng đào tạo cán bộ trẻ để đào tạo nguồn kế cận cho cán bộ chủ chốt.

Ở các phường, thị trấn, một số xã vùng thấp, nhất là trong thành phố Điện Biên Phủ đội ngũ cán bộ cơ sở còn dựa nhiều vào cán bộ nghĩ hưu, cán bộ trên 60 tuổi vẫn chiếm trên 20%, một số cán bộ trên 70 tuổi. Số lượng cán bộ trẻ chiếm tỉ lệ thấp, trong khi đó nhiều học sinh, sinh viên ở địa phương tốt nghiệp cao đẳng, đại học lại không xin được việc làm.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của BCH TW Đảng, Kế hoạch số 147-KH/TU, thành phố đã tiến hành luân chuyển 04 cán bộ trẻ dưới 40 tuổi là lãnh đạo các phòng ban xuống phường, xã giữ các chức vụ chủ chốt (Bí thư kiêm chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND).

Do có những điều kiện thuận lợi hơn các huyện, thị xã, thành phố Điện Biên Phủ đã bước đầu tiến hành thực hiện trẻ hoá cán bộ, chuẩn hoá công chức cơ sở. Song về lâu dài cần chuẩn bị tốt nguồn cán bộ kế cận trẻ, có năng lực để thay thế cán bộ nghĩ hưu, lớn tuổi.

* Về trình độ

- Trình độ văn hoá:

Trình độ văn hoá quá thấp Trung học phổ thông 17,63% ; Trung học cơ sở 56,49%; tiểu học 24,44%, là rào cản lớn nhất đối với cán bộ, công chức cấp xã trong việc tiếp thu truyền đạt, vận dụng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương, trong học tập nâng cao trình độ. Do trình độ văn hoá không đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào nên lớp đào tạo chỉ huy trưởng quân sự cho cả Điện Biên, Lai Châu không tuyển đủ chỉ tiêu. Mặt khác, trong quá trình học tập lý luận, chuyên môn, năng lực tiếp thu kiến thức của cán bộ cơ sở hạn chế, những từ ngữ khoa học, chuyên ngành luôn trừu tượng, khó hiểu với họ.

- Trình độ chuyên môn:

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Điện Biên có trình độ chuyên môn như sau: Sơ cấp: 3,49%; Trung cấp: 26,73%; Cao đẳng, Đại học 2%; Chưa qua đào tạo: 67,11%. Hiện tượng chưa qua đào tạo, bồi dưỡng hoặc chưa có kinh nghiệm công tác gây bất cấp rất lớn cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ sở, dễ dẫn đến tuỳ tiện, không đúng theo quy đinh của pháp luật. Một số nơi công tác xây dựng, ban hành văn bản không đúng trình tự, thủ tục, thậm chí cả thẩm quyền. Thu chi nhiều khoản sai nguyên tắc: thực

hiện việc báo cáo, tham mưu, việc giúp cho UBND xã không kịp thời, không thường xuyên. Cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo khi xử lý công việc rất lúng túng, không dứt điểm, hiệu quả thấp. Cá biệt có cán bộ không thực hiện được chức trách được giao như xã Na Ư huyện Điện Biên, khi giao đảm nhiệm công việc đơn giản thì nhận, nhưng khi bố trí vào công việc phải tư duy thì không nhận và sẵn sàng bỏ không làm.

- Trình độ lý luận:

Trình độ lý luận cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên như sau:

Bồi dưỡng: 0,26; sơ cấp: 7,31%; trung cấp: 21,30%, cao cấp: 0,14%; chưa qua đào tạo: 70,96%

Vẫn có xã “trắng” về lý luận chính trị như xã Na Ư huyện Điện Biên- một xã biên giới, tình hình kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp nhưng 100% cán bộ ở đây chưa được đào tạo về lý luận chính trị.

Trong điều kiện một tỉnh miền núi, biên giới luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch ra sức chống phá, nhưng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức còn rất yếu kém. Việc nhận thức, quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa sâu sắc, toàn diện khi triển khai, vận dụng còn lúng túng, thiếu cụ thể, không rõ điều kiện để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Thiếu thế giới quan và phương pháp luận trong đánh giá, giải quyết vấn đề thực tế, còn suy nghĩ đơn giản, dựa theo kinh nghiện nên nhiều khi không giải quyết được sự việc ngay tại cấp xã.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa sâu rộng kịp thời, hình thức tuyên truyền chủ yếu bằng miệng hoặc thông qua các kỳ họp HĐND. Trong khi đó ở vùng sâu, vùng xa đài phát thanh của nước ngoài và của các tổ chức phản động bằng

tiếng dân tộc thì mạnh, thường xuyên ảnh hưởng xấu đến tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

- Trình độ quản lý hành chính Nhà nước, kinh tế:.

Hiện nay 24,3%, cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước (cụ thể, bồi dưỡng: 23.96 %; sơ cấp: 0,11%; trung cấp: 0,20%), còn 75,7% chưa qua bồi dưỡng. Những kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn rất yếu, rất thiếu. Ở nhiều cán bộ đạo đức công chức, trách nhiệm công vụ, ý thức kỷ luật, kỷ cương chưa cao. Vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, công chức, đặc trưng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong nền hành chính, trong công sở chưa được nhận thức đầy đủ, rõ ràng. Lề lối, tác phong làm việc chậm được cải tiến. Công tác soạn thảo văn bản ở các xã vùng cao rất yếu kém. Nhiều nơi còn khó khăn về trụ sở, phương tiện làm việc.

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ ở các ngành như: công an, quân sự, địa chính, tư pháp, tài chính kế toán… Công tác giáo dục, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ngày càng được chú trọng hơn, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Với trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, năng lực của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên như đã phân tích ở trên cho thấy hoạt động, tuyên truyền giáo dục pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường nước ta phát triển mạnh mẽ, hệ thống pháp luật luôn được sửa đổi, bổ sung; Tình hình cơ sở còn nhiều diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. Do vậy, trong những năm và thời gian tới, tỉnh Điện Biên luôn coi phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công

chức chính quyền cấp xã là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những biện pháp cơ bản để ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức pháp luật của CBCC chính quyền cấp

xã tỉnh Điện Biên

Đánh giá đúng thực trạng về trình độ nhận thức pháp luật, thái độ chấp hành pháp luật của của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên sẽ là cơ sở cho hoạt động giáo dục pháp luật. Từ đó, đưa ra những giải pháp sát đúng với thực tế địa phương, phù hợp với yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật của CBCC chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nhu cầu hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở địa phương. Đối tượng khảo sát là CBCC chính quyền cấp xã đương chức, đang học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật. Để đảm bảo được tính khái quát tương đối, chúng tôi chọn 2 lớp tại chức (trung cấp pháp lý và Quản lý văn hóa) học tại trường, 2 lớp bồi dưỡng QLKT mở tại huyện (Mường Nhé và Điện Biên Đông). Tổng số cán bộ, công chức cấp xã tham gia khảo sát là 180 người, trong đó có 30 % là cán bộ, công chức các phường của thành phố, 70% còn lại là cán bộ công, chức các xã của hai Huyện. Nội dung khảo sát tác giả đưa ra 4 câu hỏi với các vấn đề khác nhau.

Qua khảo sát, hình thức tiếp thu pháp luật tốt nhất cho CBCC chính quyền cấp xã thì có tới 163/180 (chiếm 90,5 %) trả lời “ học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh”. Có 89,5 % cho rằng” thông qua học ở các lớp tập huấn, hội nghị”, đây cũng là một hình thức tiếp thu pháp luật có nhu cầu cao. Tỷ lệ tìm hiểu pháp luật qua xem ti vi của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã (71,6 %) cao hơn nghe đài (45,5%). Phương tiện báo chí, sách, tạp chí tuy có thấp hơn nhưng cũng được cho là cần thiết và có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hình thức tiếp thu pháp luật

Trả lời Số tán thành Tỷ lệ %

Học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh 163/180 90,5 Học ở các lớp tập huấn, hội nghị 145/180 80,5

Đọc sách, báo, tạp chí 104/180 57,8

Xem tivi 109/180 71,6

Nghe đài 82/180 45,5

Về vai trò của pháp luật như thế nào trong QLXH ở cấp xã ? Kết quả thu được từ phiếu điều tra cho thấy:

- Có tới 172/180 (chiếm 96,1%) số phiếu cho thấy rất cần thiết vì đã là cán bộ làm việc trong cơ quan chính quyền Nhà nước thì cần phải học tập tìm hiểu và biết vận dụng pháp luật để phục vụ cho công việc hàng ngày, phục vụ nhân dân tốt hơn.

- Có 7/180 (chiếm 3,9%) số phiếu cho rằng không cần tìm hiểu pháp luật vì việc tìm hiểu pháp luật đã có các chuyên gia luật như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, còn trong phạm vi trách nhiệm công tác họ chỉ cần nắm những quy định, chế độ liên quan đến công việc của mình mà thôi. Đây là những ý kiến của các cán bộ dân tộc, thuộc các xã biên giới của 2 huyện: Điện Biên Đông và Mường Nhé.

Do có sự khác nhau về điều kiện hoàn cảnh sinh hoạt, tuổi đời, sự chênh lệch về trình độ nhận thức giữa cán bộ cao tuổi và cán bộ trẻ dẫn đến sự hiểu biết pháp luật không đồng đều.

Khi điều tra về nhu cầu hiểu biết từng ngành luật cụ thể của CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên qua câu hỏi: Anh (Chị) cho biết ngành luật nào mà

Anh (Chị) muốn được tìm hiểu nhất ?

Kết quả khảo sát cho thấy: Những ngành luật quan trọng liên quan đến công việc và đời sống hàng ngày thì nhu cầu muốn được tìm hiểu của CBCC cấp xã càng cao như: Luật dân sự, Luật hành chính, Luật Đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật hình sự:

Nhu cầu tìm hiểu từng ngành luật:

Trả lời Số tán thành Tỷ lệ %

Luật Dân sự 172/180 95,5

Luật Hành Chính 177/180 98,3

Luật Đất đai 169/180 93,9

Luật Hôn nhân và Gia đình 146/180 81,1

Luật Hình sự 138/180 76,7

Như vậy, hầu hết CBCC cấp xã tỉnh Điện Biên muốn tìm hiểu và nắm bắt những ngành luật quan trọng liên quan đến QLNN. Điều này giúp cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo một cách hợp lý.

Một câu hỏi khác liên quan đến luật tục ở địa phương cũng được chúng tôi đưa vào trong phiếu điều tra để cho thấy sự ảnh hưởng của luật tục đến pháp luật ở địa phương với câu hỏi: Anh (Chị) cho biết một số luật tục ở địa

phương có cần duy trì không ? chỉ có 6/180 (chiếm 3,3%) cán bộ trả lời là cần

thiết vì đó là phong tục tập quán mang tính truyền thống, tính dân tộc, còn lại là phần lớn 174/180 (chiếm 96,7%) trả lời là không cần thiết vì đã có pháp luật điều chỉnh. Với kết quả trên cho thấy một số phong tục, tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số chậm được khắc phục, xóa bỏ làm ảnh hưởng, cản trở đến việc thực hiện pháp luật.

Từ thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên cho thấy, đa số cán bộ có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật đối với công tác QLNN. Đây cơ sở cho hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt kết quả như mong muốn. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

2.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.

Thực hiện Chỉ thị số 02/1998/ CT - TTg và Quyết định số 03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

trong cán bộ, nhân dân và thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) đã thành lập HĐPHGDPL theo Quyết định số 176/QĐ-UB ngày 09/09/2003 của UBND tỉnh và có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhận thức và ý thức thực hiện pháp luật của cán bộ, nhân dân đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần thiết thực vào việc ổn định tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Sau khi tỉnh Lai Châu cũ được chia tách thành hai tỉnh: Điện Biên và Lai Châu từ ngày 01/01/2004, có sự xáo trộn về các thành viên của hội đồng HĐPHGDPL. Để đảm bảo cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn được thực hiện ổn định, nề nếp, ngày 01/6/2004, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 23/2004/QĐ-UB về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên với 25 thành viên từ các ban, ngành, đoàn thể. Hội đồng đã đi vào hoạt động ổn định theo Quy chế hoạt động do UBND tỉnh ban hành.

Năm 2003, theo sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh Lai Châu (cũ) đã chỉ đạo sơ kết năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 34 - 43)