Đặc thù về mối quan hệ giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và các loại hình giáo dục khác.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 26)

chính trị, tư tưởng, đạo đức và các loại hình giáo dục khác.

Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã chỉ rõ “ Xác định rõ phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng..” [1]

Pháp luật và đạo đức có chung mục đích là điều chỉnh hành vi các hành vi của con người, Do đó, giáo dục đạo đức đã tạo nên những tiền đề ở người cán bộ có những tính cách phẩm chất, tình cảm, thói quen tuân thủ và áp dụng pháp luật một cách tự giác. Ngược lại giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập những nguyên tắc đạo đức trên thực tế, những chuẩn mực để người cán bộ tự đánh giá hành vi của mình. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, người CBCC chính quyền cấp xã tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là người đại diện cho Đảng và Nhà nước trong quan hệ với nhân dân. Vì vậy, thái độ, hành vi xử sự phù hợp pháp luật của họ có tác động rất lớn đến nhân dân.

Khi người cán bộ được giáo dục pháp luật, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, nhưng lại không có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tận tụy phục vụ nhân dân, không hiểu đâu là thiện, ác có những hành vi, ứng xử trong công việc trái đạo đức sẽ làm mất uy tín của chính mình trước dân chúng, làm giảm hiệu lực QLNN ở địa phương. Do đó, việc giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên không chỉ là giáo dục pháp luật đơn thuần mà còn phải kết hợp với giáo dục phong cách, đạo đức, lối sống “ Không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [ 31. tr 235]

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 26)