Những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 34)

CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Những yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên. pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.

Điện Biên Điện biên là tỉnh miền núi cao, biên giới, nhiều dân tộc, thuộc vùng Tây bắc của Tổ quốc. Phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía tây và tây nam giáp Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên là 9.554,107km2. Vị trí địa lý không thuận lợi, cách xa trung tâm kinh tế của cả nước. Địa hình hiểm trở, chia cắt, gần 50% diện tích có độ cao 1000m trở lên so với mặt nước biển. Tổng dân số là 443.529 người, gồm 21 dân tộc sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 40,4%, dân tộc H.Mông chiếm 28,8%, dân tộc kinh chiếm 19,7%, còn lại là các dân tộc khác, có một số dân tộc còn rất ít người như: dân tộc Phù Lá có 182 người, dân tộc Si La có 429 người, dân tộc Giấy có 547 người nên có một truyền thống văn hóa rất đặc sắc. Mật độ dân số bình quân 47 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều, ở thành phố Điện Biên Phủ là 1200 người/km2, tại huyện Mường Nhé là 10 người/km2. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là vùng cao, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ đói nghèo cao, 28,5% (theo tiêu chí mới). Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán của một bộ phận dân cư còn lạc hậu.

Điện Biên có 398,5 km đường biên giới trên bộ. Biên giới với nước bạn Lào là 360km giáp tỉnh Phong sa ly và tỉnh Luông Fra băng, biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km giáp huyện Giang Thành tỉnh Vân Nam. Điện Biên thuộc một trong ba vùng chiến lược của đất nước, có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng, đầu mối giao thông quan trọng giữa khu vực Tây bắc với

nước bạn Lào, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. Song cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, các thế lực thù địch dễ lợi dụng (địa bàn rộng, dân trí thấp, xa các trung tâm kinh tế chính trị) để chống phá cách mạng như: di dịch cư tự do, xâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới lãnh thổ, buôn lậu qua biên giới, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền đạo trái phép, gây chia rẽ dân tộc. Đặc biệt là tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội chưa giảm, có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong xã hội, đã xuất hiện hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Điện biên hiện còn có nhiều lợi thế để phát triển. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều (hơn 500.000 ha) có thể phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Có tiềm năng phát triển thủy điện nhờ hệ thống sông, suối và nguồn nước phong phú. Cánh đồng Mường Thanh rộng lớn, mầu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, vựa lúa của Tây Bắc hứa hẹn nơi sản xuất lúa gạo có chất lượng cao để xuất khẩu. Có di tích lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn

động địa cầu, và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với địa bàn có nhiều dân tộc

anh em cùng sinh sống với đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là lợi thế để Điện Biên phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ. Đường biên giới dài, có các cửa khẩu, sân bay quốc tế cho phép Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước bạn.

Tuy nhiên, trình độ kinh tế còn thấp chưa đồng đều giữa vùng thấp và vùng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu vững chắc, khu vực nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, còn mang tính tự cung, tự cấp. Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng.

Ngân sách của địa phương năm 2008 ước đạt 1.573 tỷ 300 triệu đồng, trong đó phần thu trên địa bàn 133 tỷ 500 triệu đồng chiếm khoảng 10%, còn

90% là do ngân sách Trung ương cung cấp. Dự ước tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 10,86%. Nguồn nhân lực hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có 214.770 người, chiếm 48,5% dân số, lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 13%.

Toàn tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã, 07 huyện); gồm 106 xã, phường, thị trấn, trong đó có 09 phường, 06 thị trấn, 91 xã; 69 xã đặc biệt khó khăn, 17 xã biên giới, đặc biệt là xã Sín Thầu của huyện Mường Nhé là cửa ngõ của 03 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc; 21 xã, phường, thị trấn khu vực I; 24 xã, phường, thị trấn khu vực II; 61 xã khu vực III; 23 xã có diện tích từ 100km2 trở lên xã rộng nhất là xã Mường Toong, huyện Mường Nhé có diện tích 690km2. Một số xã chưa có điên lưới Quốc gia và đường ô tô đến trung tâm xã.

Mục tiêu phát triển của tỉnh Điện Biên trong thời gian tới là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách vững chắc dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch gắn với các di tích lịch sử, sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc. Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các vùng khó khăn để sớm hoàn thành mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo sức khỏe và đời sống văn hóa cho nhân dân. Không ngừng kiện toàn nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng lĩnh vực giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã nói riêng luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm sâu sắc. Xác định được vị trí, vai trò của

CBCC chính quyền cấp xã là những người gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân. Bên cạnh đó, già làng, trưởng bản, tộc trưởng cũng có vai trò hết sức quan trọng, tác động đến mọi mặt đời sống của đồng bào. Một trong những điểm nổi bật của đồng bào dân tộc bản địa ở Điện Biên nói chung vẫn được trân trọng, gìn giữ và phát huy nhằm tạo nên những nét đẹp đặc trưng của đời sống văn hóa, xã hội Điện Biên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu không phù hợp với sự tiến bộ xã hội và các qui định pháp luật của nhà nước vẫn được duy trì, thực hiện ở một số nơi, một số gia đình. Những phong tục tập quán lạc hậu ấy đã góp phần dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm các quyền tự do dân chủ, cản trở phong trào xây dựng bản làng văn hóa, gia đình văn hóa và việc giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng, trong gia đình của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên. Vì vậy, đòi hỏi phải thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống của đồng bào dân tộc ở Điện Biên.

Tất cả những nét đặc thù nêu trên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Điện Biên đều có ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.

2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính

quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w