Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 63 - 66)

- Về đối tượng giáo dục pháp luật

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên những năm qua vẫn còn những tồn tại hạn chế đó là:

- Về khách quan: Là tỉnh vùng cao, biên giới đời sống của cán bộ, nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc. Một số hủ tục, tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số chậm được khắc phục, xóa bỏ. Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã đa phần là người dân tộc (chiếm tới trên 80%), trình độ văn hóa thấp phần lớn mới hết cấp I, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế chưa được đào tạo cơ bản, đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã chưa lý giải được hết nghĩa quy định của pháp luật theo ý hiểu của từng cán bộ là người dân tộc, nên gặp không ít khó khăn khi thực hiện chuyển tải các quy định của pháp luật tới cán bộ cơ sở.

- Về chủ quan: Nhận thức, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của ở một số cấp ủy, chính quyền chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trách nhiệm của một số ngành, đơn vị, chính quyền cơ sở trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao, chưa toàn diện. Nhận thức của một số đơn vị vẫn còn tư tưởng công tác này là nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự gắn với việc giáo dục chính trị tư tưởng và thực hiện nhiệm vụ của cấp, ngành mình quản lý.

- Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm được củng cố, kiện toàn. Một số nơi thiếu về số lượng, chất lượng, năng lực, kỹ năng phổ biến, tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Công tác củng cố, xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều bất cập. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn chậm cải tiến, đổi mới cho phù hợp với từng vùng, dân tộc. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chưa được chú trọng, kịp thời.

- Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện đã được thành lập và đang được phát triển đến cấp xã và một số ngành, song hiệu quả hoạt động còn có mặt hạn chế. Một số Hội đồng phối hợp hoạt động chưa thường xuyên, thiếu chương trình hoạt động cụ thể, ít kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp và thống nhất hướng dẫn, chỉ đạo công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Sự phối hợp giữa các ngành Thành viên HĐPH, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp tỉnh (Sở Tư pháp) chưa thật sự chặt chẽ, thiếu sự gắn kết nên hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao. Đội ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh, huyện, và lực lượng tuyên truyền viên cấp xã mặc dù đã được quan tâm nhưng vấn còn những hạn chế về trình độ, kiến thức chuyên môn, lại thiếu về số lượng. Lực lượng tuyên truyền viên cấp xã, cán bộ Tư pháp, Văn hóa, còn thiếu và yếu về chuyên môn, cơ bản được tuyển mới, chủ yếu chỉ có bằng Trung cấp và đang phải đi học các lớp đào tạo mới để củng cố kiến thức, chưa có kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tuy được áp dụng rất phong phú, đa dạng nhưng đôi khi chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa chú trọng xây dựng nội dung và đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục cho phù hợp với đặc thù của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa và một số xã biên giới.

- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã nhiều khi mới chỉ chú trọng vào chiều rộng, nhiều cuộc còn mang tính phong trào, chất lượng hiệu quả mang lại chưa cao. Các đợt ra quân tuyên truyền pháp luật còn mang tính hình thức, thời vụ, không bố trí xây dựng kế hoạch, chỉ khi nào có văn bản của cấp trên mới xây dựng kế hoạch của cơ sở, do đó, kế hoạch về tài chính, nhân sự, nội dung chuẩn bị giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã chưa chu đáo, sơ sài không mang tính khoa học.

- Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền phổ biến GDPL còn quá ít, thậm chí có địa phương không có ngân sách để chi cho công tác này nhất là các xã vùng sâu vùng xa.

- Nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn rất hạn chế. Phần lớn các xã hiện nay chưa thực hiện việc dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật và thực hiện chính sách đối với hòa giải viên ở cơ sở theo quy định.

- Trình độ văn hóa của CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên còn rất hạn chế, đặc biệt là cán bộ là người dân tộc, cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn rất yếu kém. Do trình độ học vấn thấp nên khả năng tiếp thu kiến thức pháp luật, nâng cao tri thức cũng bị ảnh hưởng. Một bộ phận CBCC chính quyền cấp xã trong tỉnh chưa ý thức được quyền, trách nhiệm của mình trong việc tham gia học tập pháp luật để nâng cao kiến thức pháp lý, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật.

Từ thực trạng của công tác GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên, cần phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế, thấy rõ được những nguyên nhân để từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực tiếp tục đổi mới tăng cường công tác GDPL cho đội ngũ cán bộ cở sở tỉnh Điện Biên đạt hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Tỉnh Điện Biên (Trang 63 - 66)