- Về đối tượng giáo dục pháp luật
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục pháp luật
tỉnh Điện Biên phải mang tính hệ thống, thường xuyên, trong đó phải có sự ưu tiên, quan tâm đến cán bộ cơ sở ở những địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cán bộ là người dân tộc.
Thứ năm, Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
phải được đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hiện pháp luật và cập nhật những kiến thức mới, bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật có chất lượng và hiệu quả. Mỗi nhóm đối tượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
3.2. Các giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên. chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.
Để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chức chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt được kết quả mong muốn, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác GDPL cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục pháp luật pháp luật
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ chương, ban hành nghị quyết, văn bản pháp luật về công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân. Chỉ thị số 32/ CT - TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân đã chỉ rõ :
“Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật”[1]
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Chỉ thị số 32/ CT - TW, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên đã nghiên cứu, quán triệt một cách sâu sắc, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật .
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, trong các Nghị quyết của Đại hội Tỉnh Đảng bộ, nhất là Nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XI (2005) và Nghị quyết 01 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh ngày 21/6/2006, đã khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nắm chắc và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật” [49]. Xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác này. Để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới, các cấp Đảng cần đổi mới nội dung lãnh đạo công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở tập trung ở các vấn đề sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp uỷ, chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn với công tác giáo dục pháp luật cho độ ngũ CBCC chính quyền cấp xã, cụ thể là:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ: Các cấp ủy đảng cần lãnh đạo chặt chẽ công tác qui hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, bố trí sử dụng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã sau khi đào tạo, bồi
dưỡng hợp lý. Lãnh đạo công tác xây dựng, kiện toàn HĐPH giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã theo yêu cầu của HĐPH giáo dục pháp luật tỉnh. Các cấp ủy đảng cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã .
- Tăng cường chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong công tác giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã ở Điện Biên .
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân đối với công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung và giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu. Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương cần đề ra và thực hiện một cơ chế giám sát đối với công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung và giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã nói riêng. Giám sát việc thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, chương trình kế hoạch giáo dục pháp luật; giám sát việc phối hợp thực hiện công tác giáo dục pháp luật các cơ quan chức năng; giám sát việc sử dụng kinh phí về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã nói riêng đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn trong kỳ họp hàng năm.
Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... ở địa phương và giám sát việc thực hiện các quyết định đó theo pháp luật. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải là những người nắm vững pháp luật thì sự quyết định và giám sát của Hội đồng nhân dân mới đảm bảo đúng pháp luật, nhất là trong những trường hợp những vấn đề liên quan đến lợi ích của địa phương. Để nâng cao kiến thức pháp luật của các đại biểu Hội đồng nhân dân, cần đưa vào chương trình các kỳ họp việc học tập, quán triệt các văn bản luật hiện hành, nhất là các văn bản mới ban hành, coi đây là một nội
dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ nói trên sẽ góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung và CBCC chính quyền cấp xã nói riêng của UBND các cấp. UBND tỉnh cần chỉ đạo cụ thể các cấp, các ngành xây dựng và thực hiện tốt công tác qui hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hàng năm ở cấp mình, ngành mình. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện tốt chương trình GDPL cho đội ngũ cán bộ công, chức và nhất là CBCC chính quyền cấp xã
- Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng như: Ban Tổ chức; Ban tuyên giáo tỉnh ủy; Sở nội vụ; Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp huyện, thị xã,
thành phố, Huyện ủy, UBND huyện, thị xã, thành phố…Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của của các cấp ủy Đảng, thường xuyên quan tâm, theo dõi, ban hành những chương trình phổ biến tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho CBCC chính quyền cấp xã, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho từng thời kỳ.
Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho CBCC chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ có thể đạt được và đem lại hiệu quả cao hơn nữa khi nhận được sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, trước hết là Tỉnh ủy và UBND tỉnh Điện Biên, HĐPHGDPL và các ngành chức năng về vật chất, tinh thần trong công tác GDPL cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Do đó, trong thời gian tới việc GDPL cho CBCC chính quyền cấp xã là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.