công chức chính quyền cấp xã ngang tầm sự đòi hỏi yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước.
Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” [ 39 ]
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung, cải cách hành chính đóng vai trò quan trọng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã, làm cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả, đời sống kinh tế xã hội ở địa phương phát triển, dân chủ được mở rộng, trật tự xã hội được ổn định, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cải cách hành chính đòi hỏi những thay đổi trước hết là thay đổi tư duy, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, cải thiện quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân.
Yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính đòi hỏi người cán bộ, công chức nói chung và CBCC chính quyền cấp xã nói riêng phải nắm vững pháp luật, vận dụng đúng đắn pháp luật trong giải quyết công việc, phục vụ nhân dân tốt hơn. Do đó, việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực công tác và đạo đức là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước
Cải cách hành chính làm giảm phiền hà cho dân, thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân, đồng thời còn tạo ra sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng.